Hắc lào: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

0
665

Hắc lào là một trong những căn bệnh viêm da không hề hiếm gặp. Bệnh này có khả năng lây lan cao nếu dùng chung đồ cá nhân với người khác. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị hắc lào qua bài viết dưới đây của Cungreview.com nhé. 

1. Nguyên nhân gây ra hắc lào 

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là vi nấm thuộc nhóm dermatophytes. Có 3 loại vi nấm thường gặp nhất trong nhóm này là microsporum, trychophyton và epidermophyton.

Hệ thống miễn dịch kém 

Khi cơ thể bị suy yếu hệ miễn dịch sẽ tạo điều kiện cho các vi nấm phát triển và hình thành căn bệnh này.

Vệ sinh thân thể không sạch sẽ

Thói quen mặc quần áo ẩm ướt, lười tắm gội… là hành động tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thành bệnh viêm da này.

Tiếp xúc môi trường chung ô nhiễm 

Tại các khu vực hồ nước, bể bơi có nhiều người sử dụng được cho là môi trường dễ dàng lây lan bệnh.

Dùng chung đồ với người bệnh

Mặc chung quần áo, dùng chung khăn rửa mặt… góp phần tạo điều kiện cho vi nấm được lây lan sang người khoẻ mạnh.

Tiếp xúc vật nuôi nhiễm bệnh 

Vi nấm gây bệnh hắc lào cũng tồn tại ở cơ thể, lông của vật nuôi. Nên khi ta tiếp xúc, cưng nựng với chúng hoàn toàn có thể bị lây bệnh.

2. Triệu chứng của hắc lào 

Hắc lào thường phát triển ở chân hoặc thân mình với các tổn thương đa dạng về hình thái và vị trí:

Hắc lào ở đùi

– Vị trí: thường gặp ở mặt trong của đùi.

– Triệu chứng: Biểu hiện của nấm da kèm theo đau nhức, ngừa nặng, phát ban đỏ. Các mảng nấm có khả năng lan ra các vùng nếp gấp của cơ thể.

– Màu da vùng bị nấm khác hẳn so với vùng da lành. Có thể có tình trạng sưng u.

Nấm da ở chân

– Vị trí: xuất hiện ở các kẽ ngón chân và mu bàn chân.

– Triệu chứng: Tổn thương tróc vảy, nhiều da chết, cảm giác nóng rát vùng bị bệnh. Có thể bị phồng da nhẹ, ngứa. Đặc biệt là ở vùng kẽ ngón chân, nứt nẻ, mùi hôi và khó chịu.

Hắc lào: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Hắc lào ở da đầu

– Vị trí: Có thể ở bất kỳ vị trí nào trên da đầu.

– Biểu hiện: Triệu chứng ban đầu là nổi mẩn đỏ sưng tấy sau đó bị rụng tóc.

Một số trường hợp có thể thấy xuất hiện các mụn mủ kết thành dạng tổ ong. Các vết tổn thương da phồng rộp, kích thước nhỏ có chứa mủ. tThậm chí nặng thì bị sưng đau hoại tử da kèm theo chảy nước trên da tại các tổn thương.

– Biến chứng: Có thể gây sốt, viêm hạch bạch huyết.

Nấm da dạng đa sắc

– Vị trí: Thường gặp ở vùng cánh tay trên, lưng, ngực và cổ. Đôi khi có xuất hiện ở mặt.

– Biểu hiện: Nấm da đa sắc tố giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu lâm sàng.

Sau đó xuất hiện trên da các vết đốm nhỏ với kích thước và màu sắc khác nhau như màu trắng hồng hay nâu đậm, nâu hồng.

– Tổn thương có vảy, bờ viền rõ kèm theo ngứa.

3. Chẩn đoán hắc lào 

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách khám da. Sau đó hỏi các triệu chứng cơ năng cũng như hỏi tiền sử mắc bệnh, tiền sử tiếp xúc với người hay động vật bị nhiễm nấm.

Bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu da nhỏ bị nhiễm nấm để xét nghiệm nếu việc chẩn đoán không cho kết quả rõ ràng.

Kết quả phân tích thường có sau vài ngày giúp chẩn đoán xác định bệnh.

4. Phương pháp điều trị hắc lào

Bệnh này là tổn thương lành tính của da tuy nhiên dễ bị tái phát nên phải có phương pháp điều trị đúng cách.

Điều trị tại chỗ

– Dùng thuốc bôi tại chỗ: Dung dịch bôi ASA, BSI, mỡ Benzosali, kem Nizoral…

– Các thuốc bôi dạng kem có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa, tăng khả năng phục hồi các tổn thương da.

Điều trị toàn thân

– Điều trị nguyên nhân: Dùng thuốc kháng nấm Itraconazole, Nizoral, …

– Điều trị triệu chứng:

Ngứa: Cho dùng thuốc kháng histamin.

Nếu có mủ hay bội nhiễm: Sử dụng kết hợp kháng sinh.

Hy vọng những thông tin trên bài về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị hắc lào hữu ích với người đọc.