Bệnh bại não ở trẻ? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

0
795

Cungreview.com– Bại não ở trẻ là chứng bệnh gây di chứng nặng nề cho trẻ. biết nguyên nhân gây bệnh giúp chúng ta phòng ngừa tốt hơn.

Bại não là gì?

Bại não hay còn gọi là liệt não là trạng thái rối loạn thần kinh trung ương không tiến triển gây nên do tổn thương não bởi nhiều nguyên nhân ảnh hưởng vào giai đoạn trước, trong và sau khi sinh khiển người bệnh không thể cử động các cơ của mình một cách bình thường về vận động, giác quan, tâm thần và hành vi.

Nguyên nhân gây bệnh bại não ở trẻ?

bệnh bại não ở trẻ

  • Nhiễm trùng trong thai kì: Các nhiễm trùng ở phụ nữ trong quá trình mang thai, đặc biệt là Rubella, có thể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não sau này. Một số nhiễm trùng khác như nhiễm trùng ối, nhiễm trùng hệ tiết niệu – sinh dục của người mẹ cũng có thể gây nên sinh non, một nguy cơ khác của bại não.
  • Nhau thai bất thường không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi ( suy nhau thai, nhau bong non, nhau tiền đạo,…)
  • Bất đồng nhóm máu mẹ con: Bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và bào thai gây nên vàng da trầm trọng và tổn thương não dẫn đến bại não.
  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân: Sinh non là tình trạng trẻ sinh ra nhỏ hơn 37 tuần tuổi tính từ ngày đầu kì kinh cuối của mẹ, còn nhẹ cân là trẻ sinh ra dưới 2000gram. Với những trẻ sinh non có cân nặng dưới 1500gram, nguy cơ bại não cao gấp 30 lần so với trẻ sinh đủ tháng.
  •  Ngạt thiếu oxy do quá trình sinh nở kéo dài.
  • Vàng da nhân sau sinh: Quá trình tan máu sinh lí sau sinh sẽ làm xuất hiện một chất là bilirubin, chất này gây nên vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên nếu nồng độ billirubin trong máu quá cao thì chúng sẽ thấm vào não và gây nên vàng da nhân, gây nên tổn thương bại não.
  • Bại não mắc phải: Trẻ mắc viêm màng não mủ, viêm não, chấn thương não,..

Phòng ngừa bệnh Bại não ở trẻ em

  • Phụ nữ khi mang thai cần phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm vi-rút, Toxoplasmosis bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không thức khuya, không làm việc quá sức vì dễ bị cảm cúm.
  • Thường xuyên rửa tay sau khi tiếp xúc với đồ vật và trước khi ăn.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, khi đến nơi công cộng như chợ, siêu thị, trường học…
  • Nên khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa sản để chuẩn bị tốt cho cuộc đẻ, tránh các tai biến sản khoa như sinh non, trẻ sơ sinh bị ngạt …
  • Trường hợp mẹ và thai nhi bất đồng nhóm máu Rh, mà mẹ là Rh âm và con là Rh dương thì người mẹ cần tiêm Rh Immune Globulin vào tuần thứ 28 trong thời kỳ mang thai và tiêm nhắc lại một lần nữa sau khi sinh cho đứa trẻ mang Rh dương.
  • Chăm sóc cẩn thận, tránh các chấn thương cho trẻ nhỏ.

Điều trị bệnh bại não ở trẻ

  • Chủ yếu là quá trình chăm sóc sức khỏe của trẻ, giúp trẻ phát triển tối đa. Điều này cần bắt đầu từ rất sớm ngay khi phát hiện bệnh của trẻ.
  • Trẻ cần được chăm sóc phối hợp với sự kết hợp của bác sĩ điều trị, nhân viên vật lý trị liệu, giáo viên, nhân viên công tác xã hội.
  • Điều trị bằng nội khoa, phẫu thuật và phục hồi chức năng giúp cải thiện sự phối hợp động tác cơ và dây thần kinh, phòng ngừa hoặc làm giảm tối thiểu các rối loạn chức năng.
  • Ở những trẻ bại não trưởng thành: giáo dục, tư vấn, các chương trình giải trí, được đến trường, cơ hội việc làm, hòa nhập cộng đồng, nhu cầu thiết yếu như đối với người trưởng thành bình thường, xây dựng gia đình và cuộc sống riêng.