Ung thư đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

0
608

Ung thư đại tràng được biết đến như một trong bốn loại ung thư có nguy cơ tử vong cao nhất thế giới. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu, tỉ lệ sống lên đến 90%. Vậy bạn đã biết gì về căn bệnh “tử thần” này? Cùng Cungreview.com tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết sau nhé.

1. Nguyên nhân của ung thư đại tràng

Polyp đại tràng 

Là nguyên nhân quan trọng gây ung thư đại tràng. Theo một nghiên cứu, trên 50% trường hợp ung thư đại tràng phát sinh trên cơ sở của polyp đại tràng. Số lượng polyp càng nhiều thì tỷ lệ ung thư hoá càng cao.

Đại tràng mãn tính

Bệnh này có thể phát sinh trên tổn thương của các bệnh: Lỵ, amip, lao, giang mai, thương hàn và các bệnh lý khác của đại tràng như viêm loét đại tràng mãn tính

Chế độ ăn uống 

Chế độ ăn này làm thay đổi vi khuẩn yếm khí ở đại tràng, biến acid mật và cholesterol thành những chất gây ung thư. Đồng thời thức ăn ít bã làm giảm khối lượng phân gây táo bón. Chất gây ung thư sẽ tiếp xúc với niêm mạc ruột lâu hơn và cô đặc hơn, tác động lên biểu mô của đại tràng cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Các chất phân hủy của đạm như indol, seatol, piridin là những chất gây ung thư trong thực nghiệm, cũng có thể gây ung thư trên người.

Ung thư đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán
Ung thư đại tràng không phát hiện kịp thời có nguy cơ tử vong cao

Yếu tố di truyền

Bệnh polyp đại tràng gia đình liên quan tới đột biến của gen APC (Adenomatous polyposis coli). Chúng chiếm 1% các ung thư đại tràng.

Ngoài ra, HNPCC còn gọi là hội chứng Lynch. Nó liên quan tới gen P53, RAS và DCC. Chiếm 5% trong số các ung thư đại trực tràng.

Xem thêm: Thuốc Hydrea 500mg có tác dụng điều trị bệnh bạch cầu myeloid mạn tính, và thuốc Lenvatinib là một chất ức chế tyrosine kinase thụ thể được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp di căn

2. Triệu chứng của bệnh 

Rối loạn đường tiêu hóa kéo dài 

Người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.

Đại tiện khó khăn

Ung thư thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Phân có hình lá lúa do phải đi qua khối u.

Rối loạn tiêu hóa 

Người bị ung thư đại tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh kiết lị. Tuy nhiên, người mắc bệnh lị có thể điều trị khỏi bằng cách dùng kháng sinh. Còn loại thuốc này không có tác dụng với bệnh nhân ung thư đại trực tràng.

Đại tiện kèm xuất huyết

Người bệnh khi đi đại tiện ra máu lẫn với chất nhầy. Đau quặn bụng, giảm cân nhanh.

3. Phương pháp chẩn đoán ung thư đại tràng 

Dựa vào các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu bệnh để định hướng chẩn đoán bệnh ung thư đại tràng, để chẩn đoán chính xác cần kết hợp với các phương pháp cận lâm sàng:

Siêu âm ổ bụng 

Siêu âm để phát hiện được khối u trong khung đại tràng rất khó. Vì đường tiêu hóa nhiều hơi làm cản trở tia siêu âm. Tuy nhiên có thể thấy các dấu hiệu gián tiếp như lồng ruột, tắc ruột, thành đại tràng dày…

Xét nghiệm máu trong phân 

Bệnh này ở giai đoạn sớm thường gây chảy máu nhưng lượng ít mắt thường không thấy được, xét nghiệm tìm máu trong phân để phát hiện sớm tổn thương tại đại trực tràng.

Xét nghiệm các marker ung thư 

Xét nghiệm các marker ung thư CEA, CA 19.9, CA 125….trong máu.

Nội soi đại tràng kết hợp sinh thiết 

Đây là phương pháp chẩn đoán xác định, nội soi đại tràng phát hiện các bệnh lý tại đại tràng và trực tràng. Nếu phát hiện khối bất thường lấy mô và tiến hành sinh thiết để xác định u lành hay u ác tính. Nội soi đại tràng thường xuyên ở những người có nguy cơ cao giúp tầm soát và phát hiện sớm bệnh.

Hy vọng những thông tin trên bài về nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán của căn bệnh ung thư đại tràng hữu ích với người đọc.