Chảy máu chân răng là căn bệnh tương đối phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Cùng Cungreview tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Chảy máu chân răng là bệnh gì?
Các bệnh lý gây ra chảy máu chân răng kéo dài có thể kể đến như: viêm lợi, viêm nướu, viêm chân răng, … Thậm chí chảy máu chân răng còn là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm hơn như thiếu hụt vitamin PP, các bệnh lý tim mạch hay tiểu đường v.v.., nhưng nguyên nhân chính là do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.
Việc đánh chải răng chưa sạch sẽ thường để lại các mảng bám cao răng ở vùng chân răng. Các mảng bám này dễ gây ra viêm nhiễm. Vùng lợi tiếp xúc với chân răng thường tấy đỏ, nhức, có mùi khó chịu và dễ bị chảy máu do các tổn thương lâu ngày tích tụ.
2. Nguyên nhân chảy máu chân răng
Có không ít nguyên nhân khiến bạn bị chảy máu chân răng. Điều này có thể phụ thuộc vào một số bệnh lý hoặc chảy máu nướu chỉ vì những thói quen xấu trong khi chăm sóc răng miệng của bạn gây nên.
Bệnh viêm nướu
Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh nướu răng. Mảng bám trên răng của bạn tại đường viền nướu không được chải hoặc dùng chỉ nha khoa lấy đi hết, dẫn đến những vi khuẩn tồn đọng có thể lây nhiễm vào nướu. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng viêm nướu.
Nướu bạn sẽ bị sưng, đau và đôi khi nướu bị chảy máu trong khi bạn đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng. Nếu kéo dài tình trạng này mà không có bất kỳ biện pháp chữa trị nào thì có nguy cơ lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra ngoài rất xấu xí và gây rụng răng.
Thuốc làm chảy máu chân răng
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cho biết một nguyên nhân có thể gây chảy máu nướu đó có thể là thuốc làm loãng máu. Thuốc làm loãng máu làm giảm khả năng đông máu, do vậy có thể dẫn đến việc bạn bị chảy máu dễ dàng hơn.
Một số loại thuốc chữa bệnh khác thì có thể khiến bạn bị khô miệng. Điều này làm ảnh hưởng đến lượng nước bọt tiết ra trong miệng để trung hòa các axit béo, tiêu diệt vi khuẩn trong răng.
Bàn chải đánh răng thô cứng
Nhiều người bắt đầu bị chảy máu chân răng khi đổi bàn chải đánh răng. Nếu bạn đang sử dụng bàn chải đánh răng thô cứng thì bạn nên cố gắng tìm mua loại bàn chải tốt hơn. Đó là loại bàn chải có đầu lông mềm, cảm nhận khi đánh là rất nhẹ nhàng cho răng. Bạn cũng lưu ý rằng nếu đánh răng mạnh quá cũng sẽ dễ gây tổn thương đến lợi và tự làm chảy máu chân răng.
3. Cách khắc phục tình trạng chảy máu chân răng
Muối và nước chanh
Do muối và nước chanh có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, hạn chế sự phát triển của viêm nướu, nên hãy thêm muối vào nước chanh đã vắt rồi dùng bông gòn bôi dung dịch này lên răng và chân răng. Để nguyên trong 5 phút rồi xúc miệng lại với nước sạch.
Bạn có thể xúc miệng bằng dung dịch muối và chanh cũng cho hiệu quả rất tốt.
Mật ong và trà tươi
Ai cũng biết công dụng sát khuẩn của mật ong cũng như khả năng oxy hóa hiệu quả của trà tươi. Hai món này kết hợp với nhau vừa làm giảm viêm nhiễm vùng chân răng vừa giúp cho răng nướu thêm chắc khỏe.
Chỉ cần đun lá trà xanh cho sôi kỹ. Lấy nước lá trà rồi hòa thêm mật ong, xúc miệng và ngậm khoảng 3-4 phút rồi uống. Không cần xúc miệng lại bằng nước.
Trà tươi và tinh dầu đinh hương
Cây đinh hương có tác dụng trong việc gây tê, giúp giảm đau và sát khuẩn. Pha nước trà tươi, thêm vài giọt tinh dầu đinh hương rồi bôi lên vùng nướu đang chảy máu trong khoảng 4-5 phút. Hoặc bôi trực tiếp tinh dầu đinh hương lên trên các chân răng, sau đó xúc lại miệng với nước sạch.
Hy vọng những thông tin trên bài về chảy máu chân răng hữu ích với người đọc.