Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

0
776

Viêm khớp dạng thấp tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm gây chết người. Nhưng chúng lại gây đau đớn và giảm tuổi thọ. Bệnh này do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây ra. Trong giai đoạn từ 20-40 tuổi, bất kì ai cũng có thể mắc. Vậy nên hãy trang bị cho mình kiến thức về căn bệnh này cùng Cungreview.com

1. Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp 

Rối loạn hệ miễn dịch 

Khi sụn khớp bị tổn thương, cơ thể sẽ hình thành nên những loại kháng thể gây viêm ở những vị trí này.

Yếu tố di truyền

Nếu gia đình bạn có bố hoặc mẹ từng bị viêm khớp dạng thấp thì khả năng cao con cái cũng sẽ bị. Trường hợp này cao gấp 2-3 lần các yếu tố khác.

Cơ địa

Cơ địa cũng ảnh hưởng không nhỏ. Thống kê chỉ ra rằng có đến 70-80% nữ giới mắc căn bệnh này.

Béo phì 

Béo phì vốn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Việc cân nặng quá mức cho phép cũng ảnh hưởng không nhỏ lên các khớp. Trọng lượng cơ thể sẽ chèn lên các khớp và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các bệnh nhiễm trùng khớp 

Virus xâm nhập cũng là nguyên nhân khiến các khớp tổn thương nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến màng dịch khớp.

Chế độ sinh hoạt 

Căng thẳng lo âu, bia rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích cũng là nguyên nhân gây ra bệnh về xương khớp. Nó tác động xấu đến hệ miễn dịch cơ thể.

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Viêm khớp dạng thấp có thể gây đau đớn và giảm tuổi thọ

2. Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp 

Giai đoạn khởi phát

– Đầu gối và các khớp tay đau nhức âm ỉ. Tuy nhiên cơn đau chỉ kéo dài trong thời gian ngắn

– Nếu vận động mạnh thì cơn đau tăng dần. Nghỉ ngơi thì sẽ đỡ

– Thường hay sốt nhẹ vào buổi chiều. Cơ thể mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi

– Đau mỏi toàn thân.

Giai đoạn toàn phát

– Sáng thức dậy thì cơ cứng các khớp. Phải thư giãn khoảng 15 phút thì mới trở lại bình thường

– Đau các khớp có tính đối xứng. Bên trong có chứa dịch khớp. Nếu ấn mạnh vào thì đau dữ dội, cảm giác nhói đến tận xương

– Vùng da bị viêm khớp sẽ có màu đỏ ửng và ấm nóng. Rất dễ phát hiện và phân biệt

– Các khớp bị viêm bắt đầu biến dạng, không vận động mạnh được

– Một số triệu chứng khác như: xuất hiện các hạt nhỏ dưới da, nổi ban đỏ ở gan bàn chân, lòng bàn tay, …

Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh tai biến mạch máu não.

3. Cách điều trị viêm khớp

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm căn bệnh viêm khớp. Các nhà nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng, chúng ta có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để giải quyết vấn đề này.

Điều trị bằng thuốc

– NSAID: Loại thuốc này có thể giúp giảm đau và viêm. Tuy nhiên tác dụng phụ có thể làm kích ứng dạ dày, tăng nguy cơ xuất huyết, …

– Steroid: Nó có khả năng giảm viêm, đau, làm chậm những tổn thương của khớp. Tác dụng phụ có thể làm tăng cân, loãng xương, bệnh tiểu đường, …

– DMARDs: Các loại thuốc này sẽ làm chậm sự tiến triển của viêm khớp. Thậm chí nó có thể cứu các mô và khớp liên quan khác khỏi tổn thương. Tác dụng phụ: làm tổn thương gan, nhiễm trùng phổi,…

Phẫu thuật 

– Nội soi: Có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ lớp lót bị viêm. Thực hiện được trên đầu gối, hông, ngón tay, khuỷu tay, …

– Sửa gân: Viêm khớp có thể khiến các gân xung quanh bị lỏng hoặc vỡ. Có thể đi sửa gân để ngăn chặn những biến chứng.

– Chỉnh trục: Phẫu thuật này giúp ổn định và điều chỉnh khớp trong trường hợp không thay được khớp.

– Thay thế toàn bộ khớp: Đây là phương pháp loại bỏ những phần bị tổn thương. Thay vào đó là chèn thêm các bộ phận giả là bằng nhựa hoặc kim loại.

Hy vọng những thông tin trên bài về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị viêm khớp dạng thấp hữu ích với người đọc.