Bệnh hiv lây qua đường nào?

0
904

HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ, virus HIV rất khó kiểm soát, sinh sôi rất nhanh. Khi đến giai đoạn cuối HIV chuyển thành AIDS thì việc cứu sống là không thể.Vậy bệnh hiv lây qua đường nào? cùng cungreview.com đi tìm hiểu nhé!

Thông thường bệnh hiv lây qua 3 đường  là: đường tình dục, truyền máu, từ mẹ sang con.

HIV/AIDS lây nhiễm qua việc quan hệ tình dục

Bệnh hiv lây qua đường nào?

Đây là phương thức lây phổ biến nhất trên thế giới. Người mang virus HIV khi quan hệ tình dục sẽ lây truyền cho bạn tình. Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ không bảo vệ ước tính 0,1% đến 1%. Tỷ lệ này sẽ gia tăng theo tần suất quan hệ. Quan hệ tình dục có bảo vệ bằng bao cao su vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV nhưng tỷ lệ thấp hơn hẳn. Bao cao su làm tăng độ an toàn lên đến 90-95% nếu thực hành đúng cách.

Quan hệ bằng miệng ít có khả năng lan truyền bệnh hơn. Tuy nhiên, trong miệng có lở xước hay chảy máu răng mà không biết thì HIV vẫn có khả năng lây bệnh.

Giao hợp dương vật – hậu môn là hình thức giao hợp dễ làm lây HIV nhất. Đó là do hậu môn và trực tràng (ống trong hậu môn) rất dễ xước bởi không có chất dịch làm trơn như âm đạo nên tạo điều kiện rất tốt cho HIV chuyển từ người này sang người kia.

Truyền từ mẹ sang con:

Theo chuyên gia sức khỏe, Phụ nữ nhiễm vi rút HIV nếu sinh con sẽ có khả nǎng khoảng 30% là con nhiễm HIV theo mẹ, có nghĩa là cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV sinh con thì có khoảng 30 trẻ bị nhiễm. Vi rút HIV có thể lây sang bé qua nhau thai khi bé còn nằm trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, và một số nhỏ lây qua sữa mẹ khi mẹ cho bé bú. Trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV thường không sống được quá ba nǎm, bé sẽ bị bệnh và chết.

Trẻ do mẹ nhiễm HIV sinh ra thường xét nghiệm dương tính, tức là trong cơ thể bé có kháng thể kháng HIV. Nhưng như thế không có nghĩa là bé đã bị nhiễm. ở trong bụng mẹ và khi bú sữa mẹ, bé nhận các chất kháng thể của mẹ để giúp bé chống bênh tật. Có thể bé không bị nhiễm HIV, nhưng cơ thể bé còn lưu nhiều kháng thể mẹ truyền cho, trong đó có cả kháng thể kháng HIV. Do đó xét nghiệm của bé là dương tính mặc dù không nhiễm vi rút. Bé chỉ có kết quả xét nghiệm chính xác vào khoảng 6 – 12 tháng sau khi sinh. Khi đó trong máu của bé không còn các kháng thể của mẹ, mà chỉ có các kháng thể do cơ thể bé tự sinh ra. Nếu kết quả xét nghiệm lúc này là dương tính thì mới xác định bé có nhiễm HIV.

Đường máu

Tiêm chích ma túy chung kim là hành vi nguy cơ rất cao. Ở đây cần lưu ý đến tính chất “chung kim” vì thực tế nếu chỉ dừng lại ở hành vi tiêm chích ma túy thì chưa được xét là có nguy cơ lây nhiễm HIV. Công tác tiếp cận hiện nay đều hướng đến cung cấp bơm kim tiêm sạch nhằm hạn chế đường lây này trên nhóm tiêm chích ma túy.

Tiếp xúc với máu và các chất thải của người nhiễm HIV thông qua vết thương hở cũng được kể là hành vi nguy cơ. Qua vết thương hở, tỷ lệ lây nhiễm cho một lần tiếp xúc ước tính từ 0,3 đến 0,5%. Tiếp xúc với máu qua vùng da nguyên vẹn cho tỷ lệ lây nhiễm HIV rất thấp, ước tính 0,09%, do vậy được xem là an toàn. Nhóm hành vi này thường được lưu ý trong nhóm người chăm sóc cho bệnh nhân HIV.

Truyền máu cho tỷ lệ lây nhiễm HIV lên đến 100%. Tuy nhiên, với quy định về an toàn truyền máu, các mẫu máu hiến đều được kiểm tra bằng xét nghiệm. Do vậy, khả năng lây nhiễm HIV qua truyền máu đã được khống chế, gần như không xảy ra gần đây.

HIV cũng có thể lây trong một số trường hợp: Bị máu người nhiễm bắn vào mắt, chia sẻ dụng cụ có dính máu như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, sử dụng các dụng cụ y tế (bơm tiêm, dao mổ) không tiệt trùng, tai nạn nghề nghiệp (bị kim đâm).