Thưởng thức các món ăn ngon hấp dẫn ở Điện Biên

0
869

Cungreview.com– Không quá phong phú trong chủng loại nhưng các món ăn ở Điện Biên cực kì độc đáo, có một không hai khiến du khách đến từ đâu cũng sẽ hài lòng. Các món ăn của người dân tộc ở Điện Biên được chế biến rất cầu kỳ, nhất là nghệ thuật sử dụng các loại gia vị độc đáo của núi rừng Tây Bắc.

Bánh chưng nếp nương lá riềng

Kết tinh từ những mảnh đất màu mỡ của núi rừng Tây Bắc, lúa nếp nương Điện Biên mang trong mình vị dẻo và hương thơm rất khó quên. Là đặc sản trứ danh của miền Tây Bắc, những hạt gạo trắng tròn, dẻo thơm, mang hương vị đậm đà.

Điểm đặc biệt ở đây là bánh được gói bằng lá riềng chứ không phải lá dong như truyền thống. Bánh có màu xanh mướt tự nhiên từ trong ra ngoài do gạo được làm từ gạo nếp nương ngâm nước cốt lá riềng. Bánh rất dẻo, nhân bánh được làm từ thịt lợn sạch thái miếng to bản, mỡ không béo, được bọc trong lớp đỗ xanh đồ nhừ, giã nhuyễn tạo cho vị bánh ngon và có mùi thơm đặc trưng.

Khâu chế biến được tiến hành một cách chỉn chu, tỉ mẩn từ cách làm lá, lạt cho đến gạo, thịt, đỗ và cách luộc. Mặc dù gói vo nhưng bánh lại vuông, chắc và rất chặt tay không phải độn lá nhiều như ngoài hàng, trước và sau khi bóc trọng lượng bánh vẫn không thay đổi. Các nguyên liệu cũng như cách làm bánh vô cùng công phu, tất cả đều theo công thức gia truyền không đâu có. Bởi vậy, bánh chưng được rất nhiều người trong và ngoài nước ưa chuộng, từ hình thức cho tới chất lượng, mùi vị.

Thịt trâu gác bếp

thịt trâu gác bếp điện biên

Có thể nói thịt trâu gác bếp là món ăn hấp dẫn bậc nhất ở Điện Biên và hầu hết các tỉnh miền núi Tây Bắc của Việt Nam. Nếu bạn đến Điện Biên thì chắc chắn không thể bỏ qua món ăn đặc biệt này được. Thịt trâu được người dân Điện Biên ướp vừa vặn sau đó sẽ đặt ở một vị trí gần với bếp lửa để thịt trâu chín vừa và có mùi thơm đặc trưng mà ai ăn cũng thích.

Rượu sâu chít

Thực tế rượu sâu chít được làm từ những con sâu lấy ra từ thân của cây Chít không thể nở hoa ở Điện Biên. Nhìn những con sâu xấu xí như vậy nhưng mà làm rượu thì lại cực kỳ bổ dưỡng và ngon đấy nhé! Rượu sâu chít bán khá đắt hàng ở Điện Biên và là đồ uống nổi tiếng của ẩm thực Điện Biên.

Thịt lợn bản

Đến với Tây Bắc, ngoài những đặc sản như Thịt trâu Thịt bò gác bếp thì thịt lợn bản là món ăn mang đậm hương vị như chính nghĩa tình của người bản địa nơi miền sơn cước.

Lợn bản vốn là một trong những loài lợn rừng hoang dại. sang trọng quá trình săn bắt và thuần hóa người dân tộc Tây Bắc đã đưa lợn bản thành nguồn nhu yếu phẩm cho cuộc sống hàng ngày. để phục vụ nhu cầu thực phẩm, qua nhiều thập kỷ, cỗ lá lợn bản trở nên tín ngưỡng và nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực miền núi Tây Bắc.

Không giống như giống lợn nuôi thông thường, lợn bản thường rất nhỏ, trọng lượng chỉ trên dưới 50kg. Tại một số nơi, lợn bản còn được nuôi như vật nuôi bởi chúng rất ưa sạch sẽ.
Do được chăn thả tự nhiên, chỉ ăn cỏ, măng tre và các loại rau củ nên lợn bản là da đen dày, mỡ mỏng, thịt chắc rất thơm ngon.

Pa pỉnh (cá nướng)

cá nướng Điện Biên

Với sự pha trộn khéo léo và kết hợp giữa các loại gia vị độc đáo, món cá nướng là món ăn mang đậm hương vị Tây Bắc. Để làm món cá nướng, người ta dùng các loại cá như cá chép, trôi, mè trắm, khoảng hơn 1kg được mổ ở dọc phía lưng, rồi rửa sạch để ráo nước, xoa một ít muối rang vào bên trong cá để thêm đậm đà. Hỗn hợp để tẩm ướp gồm mắc khén, ớt tươi nghiền nát, hành tươi, rau thơm, rau mùi thái nhỏ…trộn đều rồi nhồi vào bụng cá. Sau đó, cá được gập đôi lại rồi dùng nẹp tre nẹp cá nướng lên than hồng.

Bánh Khẩu Sén

Khẩu Xén là loại bánh truyền thống của dân tộc thái, được chế biến từ gạo nếp và sắn tươi có hương vị rất đặc trưng của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay, Điện Biên

Khẩu Xén là loại bánh như bánh phồng tôm nhưng chắc và dai hơn. Bánh có thể được làm từ nhiều loại nguyên liệu như gạo nếp cẩm có màu đen, gạo nếp nương có màu trắng hoặc pha thêm gấc để có màu vàng, thêm màu của cây cơm nếp để có màu tím. Đậm đà hơn là Khẩn Xén làm từ sắn tươi, loại sắn nạc chỉ có ở vùng này.

Bánh xén làm bằng củ sắn tươi cũng tốn nhiều công phu hơn. Khâu đầu tiên củ sắn phải gọt vỏ, rồi nạo ra trộn với gấc, sau đó đồ thật kỹ rồi xay nhỏ mới đem ra cán mỏng, phơi qua rồi cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó mới phơi tiếp cho đến khi bánh thật khô.