Rắn là loài bò sát khá phổ biến ở nhiều vùng khí hậu, trong đó có cả rắn độc và rắn không độc. Việc nhận biết và phân biệt giữa hai loại này không chỉ giúp bạn tránh những tình huống nguy hiểm, mà còn giúp xử lý hiệu quả hơn nếu chẳng may bị rắn tấn công. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt rắn độc và rắn không độc dựa trên các đặc điểm sinh học, hành vi và phản ứng khi gặp nguy hiểm. Cùng sống tìm hiểu để trang bị cho mình những kiến thức hữu ích nhé!
Cách phân biệt rắn độc và không độc
Dựa vào hình dạng đồng tử (con ngươi)
- Một trong những cách đơn giản và trực quan nhất để phân biệt rắn độc và rắn không độc là quan sát hình dạng đồng tử. Rắn độc thường có đồng tử hình elip, dạng dọc giống mắt mèo hoặc cá sấu, giúp chúng nhìn rõ vào ban đêm. Trong khi đó, rắn không độc thường có đồng tử tròn giống mắt người, đặc trưng cho loài hoạt động chủ yếu vào ban ngày.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải lúc nào đặc điểm này cũng chính xác tuyệt đối. Một số loài rắn cực độc như taipan Úc, rắn hổ, mamba đen lại có đồng tử tròn. Ngược lại, một số rắn không độc có khả năng thay đổi hình dạng đồng tử tùy theo điều kiện ánh sáng. Vì vậy, đồng tử là dấu hiệu đầu tiên để tham khảo, nhưng không phải tiêu chí duy nhất.
Quan sát đặc điểm ở mũi – rắn có hốc cảm biến nhiệt hay không
- Một đặc điểm khác giúp phân biệt rắn độc là sự hiện diện của hốc cảm biến nhiệt (Pit) nằm giữa mắt và lỗ mũi. Đây là bộ phận giúp rắn độc, đặc biệt là rắn lục, phát hiện thân nhiệt con mồi trong bóng tối. Nếu bạn thấy có một hốc nhỏ rõ rệt, khả năng cao đó là rắn độc.
- Ngược lại, rắn không độc thường không có hốc này, hoặc nếu có thì rất nhỏ và không rõ. Tuy nhiên, bạn nên kết hợp quan sát thêm hình dáng đầu và đuôi để có kết luận chính xác hơn.
Dựa vào hình dạng đầu rắn phân biệt rắn độc và không độc
- Một cách khá hiệu quả nữa là quan sát hình dạng của phần đầu rắn. Rắn độc thường có đầu lớn, bè ngang, hình tam giác rõ ràng, phần cổ hẹp, tạo sự phân biệt rõ giữa đầu và thân. Đây là đặc điểm giúp rắn độc chứa được nhiều tuyến nọc phía sau răng nanh.
- Trong khi đó, rắn không độc lại có đầu nhỏ hơn, tròn hơn hoặc thuôn dài, không tạo thành khối tam giác rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có một số loài rắn độc như rắn biển, rắn cạp nong, cạp nia có đầu thuôn nhỏ tương tự rắn hiền. Vì vậy, hình dạng đầu chỉ là một trong nhiều yếu tố để tham khảo.
Phân biệt qua đuôi và vảy ở phần đuôi
- Rắn độc thường có đuôi ngắn, đột ngột cụt lại, vảy ở phần đuôi được sắp xếp theo kiểu kép. Đặc điểm này phổ biến ở nhiều loài rắn hổ mang, rắn lục, rắn cạp nia…
- Trong khi đó, rắn không độc thường có đuôi dài, thon dần về phía cuối, vảy được xếp theo kiểu đơn lẻ. Tuy đây không phải đặc điểm dễ nhận biết nếu bạn không có kinh nghiệm, nhưng khi kết hợp với các dấu hiệu khác sẽ giúp bạn xác định chính xác hơn.
Dựa vào màu sắc và hoa văn trên da
- Nhiều loài rắn độc có màu sắc rực rỡ và hoa văn dễ nhận biết. Ví dụ, rắn cạp nong, cạp nia có sọc đen – trắng xen kẽ, rắn san hô có ba màu nổi bật đỏ – đen – vàng, rắn đuôi chuông có hoa văn hình kim cương. Màu sắc sặc sỡ là một cách cảnh báo thiên địch rằng chúng có nọc độc nguy hiểm.
Quan sát hành vi khi bị đe dọa phân biệt rắn độc và không độc
- Khi cảm thấy bị đe dọa, rắn độc thường không bỏ chạy ngay, mà có xu hướng đứng lại, ngóc đầu, phồng mang, tạo thế tấn công, hoặc phát ra âm thanh như tiếng rít hay rung đuôi (điển hình là rắn đuôi chuông). Một số rắn độc có thể cuộn tròn thân và giữ đầu cao để sẵn sàng tấn công.
- Trong khi đó, rắn không độc thường tìm cách trốn thoát, di chuyển nhanh, ít khi quay đầu lại chống trả. Khi bơi dưới nước, rắn độc thường nổi toàn thân, còn rắn không độc chỉ nổi phần đầu lên mặt nước để thở.
Dựa vào răng và vết cắn phân biệt rắn độc và không độc
Nếu chẳng may bị rắn cắn, bạn có thể phần nào nhận biết được tính nguy hiểm qua dấu vết của vết cắn:
- Rắn độc thường có hai dấu răng nanh lớn rõ rệt, vết thương sâu, có thể chảy máu nhiều và nhanh chóng sưng, đau nhức.
- Rắn không độc chỉ để lại nhiều vết răng nhỏ li ti, xếp thành hai hàng, vết cắn nông và thường không sưng đáng kể.
Tuy nhiên, không nên đợi đến khi bị cắn mới nhận biết mà nên phòng ngừa từ trước, nhất là khi đi rừng, đồng ruộng, khu vực ẩm thấp.
Phải làm gì khi bị rắn cắn?
Trong mọi trường hợp, nếu nghi ngờ bị rắn độc cắn, hãy đi cấp cứu ngay lập tức. Dưới đây là một số bước xử lý khẩn cấp:
- Gọi hỗ trợ và đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.
- Mang theo con rắn hoặc hình ảnh nếu có thể để giúp bác sĩ xác định loại nọc độc.
- Không vận động mạnh, giữ bình tĩnh, hạn chế di chuyển để nọc không lan nhanh.
- Không cố gắng hút nọc độc bằng miệng, điều này dễ làm tổn thương mô nghiêm trọng hơn.
- Không băng ép quá chặt nếu không biết kỹ thuật sơ cứu phù hợp.
Các triệu chứng rắn độc cắn có thể bao gồm đau dữ dội, sưng tấy, buồn nôn, co giật, khó thở, hôn mê, do đó cần xử lý nhanh và đúng cách
Xem thêm: Làm sao để phân biệt chuột hamster đực hay cái đúng cách
Xem thêm: Bật mí cách phân biệt gà con trống mái cực chuẩn xác
Hy vọng rằng với các thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây thì bạn đọc đã nắm được các kiến thức hữu ích rồi nhé.