Bệnh nấm lưỡi ở trẻ: nguyên nhân và cách điều trị

0
1519

Cungreview.com– Bệnh nấm lưỡi ở trẻ (thường gọi tưa lưỡi).  Bệnh do nấm Candida Albicans gây nên. Đây là một loại nấm men thường có trong khoang miệng của bé.

Nguyên nhân bệnh nấm lưỡi ở trẻ

Nguyên nhân bệnh nấm lưỡi ở trẻ

Bệnh tưa lưỡi do nấm Candida albicans phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát ở một số niêm mạc miệng gây nên.

Hầu hết mọi người (bao gồm cả trẻ sơ sinh) đều có nấm Candida albicans trong miệng và đường tiêu hóa. Thông thường, một hệ miễn dịch khỏe mạnh và một số loại vi khuẩn “tốt” kiểm soát lượng nấm này trong cơ thể.

Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch bị suy yếu (do bệnh tật hoặc thuốc), các loại vi khuẩn “tốt” bị tiêu diệt, nấm Candida albicans trong đường tiêu hóa có thể tăng lên và dẫn đến nhiễm trùng.

Ngoài ra, sau khi trẻ bú hoặc ăn xong, nếu trẻ không được vệ sinh răng miệng tốt, không uống nước tráng miệng, cặn sữa ứ đọng lâu ngày sẽ lên men, tạo thành môi trường a-xít thuận lợi cho nấm phát triển, chúng sẽ sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm lưỡi ở trẻ

Nấm lưỡi thường xảy ra ở trẻ sơ sinh đến trẻ 9 – 10 tuổi, thậm chí trẻ 15 tuổi nếu không vệ sinh tốt vẫn bị.

– Nấm có biểu hiện ban đầu là những hình trắng tròn, tạo thành tưa trên lưỡi ở trẻ sơ sinh.

– Trẻ bú mẹ sẽ có dấu hiệu bỏ bú, trẻ lớn sẽ có dấu hiệu chán ăn vì đau đớn.

– Một số trường hợp khi bị nấm lưỡi sẽ thấy viêm đỏ trong miệng.

Các điều trị đúng khi trẻ bị nấm lưỡi

Khi phát hiện có dấu hiệu bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa khám. Sẽ có một vài trường hợp bị nấm lưỡi tự khỏi không cần điểu trị trong vòng một hoặc hai tuần. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe để trẻ phát triển toàn diện, bác sĩ sẽ thường kê đơn thuốc cho bé.

Hầu hết, thuốc được bác sĩ kê là kháng sinh nhẹ chuyên dung và kèm thuốc bổ – vitamin. Thuốc dung cho trẻ thường là thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy vào tình trạng của mỗi bé, bác sĩ sẽ yêu cầu thêm sữa chua vào khẩu phần ăn của bé.

Các vi khuẩn và men có lợi trong sữa chua có thể giúp “tiêu diệt” nấm Candida trong khoang miệng của bé. Nếu trẻ bệnh ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể dung nước muối thông thường hoặc nước muối sinh lý súc miệng hàng ngày cho bé. Dùng miếng gạc mềm tẩm nước muối rồi lau miệng và đầu lưỡi cho bé.

Lưu ý:

Không nên cậy những chấm trắng trên lưỡi bé, gây chảy máu dẫn đến nhiễm trùng. Không sử dụng mật ong, nước vắt chanh để bôi lên lưỡi có thế gây nguy hiểm cho bé. Do bệnh dễ tái phát nên sau khi hết triệu chứng, vẫn phải dùng thuốc cho bé ít nhất hai ngày sau đó.

Không nên cho bé bú hay ăn uống trong vòng 20 phút sau khi dùng thuốc. Các mẹ cần lưu ý không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ và không nên nghe theo lời mách bảo của người khác; khiến cho bệnh nấm không những không khỏi mà còn có thể bị tai biến nguy hiểm.