Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ đầy đủ và chi tiết

0
1832

Cungreview.com– Khác với nam giới, cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo ẩn và vô cùng phức tạp. Do vậy chị em cần biết về cơ quan sinh dục nữ như thế nào để có cho mình những kiến thức thiết thực.

Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ

1.Cấu tạo bên ngoài bao gồm:

Mu:

Là nơi hai xương mu gặp nhau tạo thành khớp, các tổ chức mỡ và da tạo thành một gò cao hẳn lên. Mu và những phần lộ ra ngoài của hai môi lớn được phủ một lớp lông dài và xoăn, phân bố theo hình tam giác, có tác dụng làm giảm ma sát phần trên âm hộ trong quá trình giao hợp.

Âm hộ:

Còn gọi là cửa mình, là phần ngoài của bộ phận sinh dục nữ gầm có âm vật và đôi nếp gấp của da gọi là âm môi (gồm môi lớn và môi nhỏ). Âm hộ nằm ngay dưới xương mu, được bao phủ bằng lông ở phía trên và xung quanh.

Âm vật:

Là là nơi tích tụ các đầu dây thần kinh, nên rất nhạy cảm trong tình dục : xoa, vuốt, liếm . . đều đem đến khoái cảm cao độ, cơ quan sinh dục rất đặc biệt, cơ quan này không có một chức năng gì khác ngoài việc cung cấp khoái cảm tình dục. Âm vật có kích thước chỉ bằng hạt đậu, nằm nép trong một nếp mô, ở nơi hai môi bé gặp nhau. Khi được kích thích tình dục, âm vật cương cứng giống như một dương vật nhỏ.

Lỗ niệu đạo:

Khác với nam giới, ở nữ thì âm đạo và niệu đạo không chung một đường như là nam giới. Lỗ niệu đạo là nơi bài tiết nước tiểu, nó nằm ngay phía dưới âm vật và phía trên cửa âm đạo. Vì ở gần âm đạo nên người phụ nữ khi bị viêm nhiễm âm đạo thường làm lây nhiễm vi khuẩn lên đường tiết niệu qua lỗ niệu đạo.

Môi lớn, môi nhỏ

Môi lớn bao quanh và bảo vệ các cơ quan sinh sản. Đúng như nghĩa đen của nó, môi lớn khá rộng và nhiều thịt, tương tự như phần bìu ở nam giới. Bộ phận này chứa rất nhiều tuyến mồ hôi và tuyến dầu. Sau giai đoạn dậy thì, bạn sẽ thấy có rất nhiều lông mọc ở khu vực này.

Môi bé có độ rộng khoảng 5cm, nằm ngay bên trong phần môi lớn, môi bé bao quanh lỗ mở âm đạo và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể).

Màng trinh:

Theo tư vấn sức khỏe, đối với những thiếu nữ chưa giao hợp lần nào, của âm đạo sẽ được che chắn bởi một  màng gọi là màng trinh. Đây là một lớp da mỏng có chứa một hay nhiều lỗ để hàng tháng máu kinh nguyệt chẩy ra. Một phụ nữ bình thường, trong lần giao hợp đầu tiên, màng trinh sẽ bị rách, có cảm giác đau, và thông thường kèm theo chút máu.

HÌnh dáng, độ lớn nhỏ, dầy mỏng của màng trinh ở mỗi người mỗi khác, nói chung là nó có hình bán nguyệt hoặc hình vành khuyên, dầy khoảng 2mm, thông thường bị căng rách trong lần giao hợp đầu tiên, kèm theo đau nhẹ và chút máu chảy ra. Những hiện tượng này, thay đổi theo từng người và cũng tùy theo người đàn ông có nhẹ nhàng khéo léo hay không. Nhưng cũng có nhiều người phụ nữ, khi thất thân lần đầu, không có cảm giác đau mà cũng chẳng rách hay chẳng có máu.

Tuyến bartholin:

Là một tuyến nhỏ có đường kính khoảng 1cm, nằm ở khe âm đạo. Đây là một tuyến cực kỳ quan trọng trong việc tiết ra chất nhờn bôi trơn, để cung cấp độ ẩm cần thiết trong quá trình giao hợp, giúp cuộc sống vợ chồng hòa hợp hơn.

2.Cấu tạo âm đạo bên trong

Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ
Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ

Âm đạo

Âm đạo là một ống dài khoảng 8cm nhưng có khả năng chun dãn rất lớn. Âm đạo tiếp liền với dạ con ở phía trong và thông với bên ngoài qua âm hộ được giới hạn bởi các môi bé và môi lớn. Phía trên âm hộ là lỗ tiểu. Như vậy, đường sinh dục và đường tiết niệu ở nữ tách biệt nhau. Trên lỗ tiểu là âm vật (âm hạch), tương ứng với dương vật ở nam giới, nơi tập trung nhiều dây thần kinh và có khả năng cương cứng khi bị kích thích. Ở con gái (chưa chồng) giữa âm đạo và âm hộ có một vách ngăn gọi là màng trinh. Giữa màng trinh có một lỗ nhỏ là nơi để máu thoát ra trong các kỳ hành kinh. Ngoài ra đổ vào cửa âm đạo (mặt trong các môi bé) có đôi tuyến hình chùm, gọi là tuyến tiền đình (hay tuyến Bartholin).

Dạ con (tử cung)

Dạ con là nơi tiếp nhận trứng đã thụ tinh và nuôi dưỡng thai. Lúc đẻ, cơ thành dạ con có nhiệm vụ co bóp để đẩy thai ra ngoài. Dạ con nằm trong hố chậu, sau bóng đái và trước trực tràng. Bình thường dạ con có hình trái lê gồm phần đáy, phần thân và phần cổ. Đáy dạ con có hai lỗ thông với hai ống dẫn trứng, cổ dạ con thông với âm đạo. Thành dạ con có 3 lớp:

-Ngoài cùng là lớp màng liên kết bao bọc.

-Giữa là lớp cơ trơn rất dày và là phần tử chủ yếu của dạ con gồm các sợi cơ đan chéo nhau theo mọi hướng và có khả năng dãn nở rất lớn.

Bình thường dạ con là khối cơ chắc, dài khoảng 7,5cm, rộng 5cm và dày chừng 2mm ở giữa là một khoang hẹp (buồng dạ con). Khi mang thai dạ con có sức chứa tới 2500cm3 (gấp 600 lần lúc bình thường) nhờ sự dãn nở của các sợi cơ. Nhưng sức co của các cơ này cũng rất lớn giúp đẩy thai ra ngoài khi đẻ. Trong cùng là niêm mạc chứa nhiều mạch máu và các tuyến tiết chất nhày (đặc biệt là ở phần cổ dạ con). Lớp này có nhiều thay đổi theo chu kỳ rụng trứng hàng tháng.

Buồng trứng 

Buồng trứng là một đôi tuyến hình bầu dục, mỗi buồng trứng trung bình nặng 5 -6g, nằm trong hố chậu giữa hai xương cánh chậu và được cố định bởi các dây chằng.Ở tuần thứ 30 ủa thai nhi, cả hai buồng trứng có khoảng 6.000.000 nang trứng nguyên thuỷ. Sau đó phần lớn chúng bị thoái hoá để chỉ còn lại khoảng 2.000.000 nang vào lúc mới sinh và đến tuổi dậy thì chỉ còn lại khoảng 300.000 – 400.000 nang.

Ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng gồm một đôi ống dài 10 -12cm, đường kính từ 0,5 -2mm, một đầu thông với dạ con, đầu kia loe rộng thành hình phễu mở ra trước buồng trứng. Trứng chín và rụng sẽ được phễu đón nhận vào trong ống dấn trứng. Ở đây trứng được di chuyển dần về phía dạ con nhờ nhu động của lớp cơ trơn ở thành ống, phối hợp với sự hoạt động của các lông rung động trên các tế bào biểu bì thuộc lớp niêm mạc lót trong lòng ống.