Những dấu hiệu suy nhược thần kinh và cách điều trị

0
767

Bệnh suy nhược thần kinh là một bệnh không ít gặp trong xã hội hiện đại, xuất hiện do chấn thương tâm lý kéo dài. Cùng cungreview.com đi tìm hiểu những dấu hiệu bệnh suy nhược thần kinh và cách điều trị phòng ngừa nhé!

1.Những dấu hiệu suy nhược thần kinh

Mất ngủ

Rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu điển hình của bệnh suy nhược thần kinh và trầm cảm. Giấc ngủ là một hoạt động quan trọng để đảm bảo sự sống của cơ thể và phục hồi sức khoẻ sau một ngày làm việc và học tập. Hoạt động này còn góp phần giúp cơ thể giảm stress, sản sinh ra hormone tăng trưởng giúp cơ thể phát triển.

Lợi ích của giấc ngủ không cần phải bàn cãi, nhưng làm thế nào để có một giấc ngủ ngon và tốt cho sức khỏe là vấn đề nhiều người quan tâm. Tập thể dục là biện pháp tốt nhất, vừa giúp bạn giải tỏa căng thẳng vừa giải phóng ra các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine.

Rối loạn lo âu

Thông thường, lo âu là một phản ứng bình thường của cơ thể mỗi khi căng thẳng hay trước những mối nguy hiểm có thể nhận biết trước.

Tuy nhiên, điều đó không còn là phản ứng bình thường nếu lo lắng thường xuyên và kéo dài. Đây là một dạng rối loạn lo âu và có thể dẫn đến trầm cảm.

Vì vậy, khi bạn đang lo lắng về một vấn đề, thay vì cố gắng suy nghĩ ra cách giải quyết, hãy thư giãn. Điều đó sẽ giúp tinh thần của bạn thoải mái trở lại và có thể khiến bạn hoàn thành tốt công việc của mình hơn hay có được những phương thức giải quyết hợp lý hơn.

Hội chứng kích thích suy nhược

Những dấu hiệu suy nhược thần kinh và cách điều trị
Những dấu hiệu suy nhược thần kinh và cách điều trị

Người bệnh dễ bị kích thích, bất kỳ một tiếng động nào cũng làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Sự kích thích dễ bùng mà cũng dễ tắt để thay thế bằng triệu chứng suy nhược, chóng mệt mỏi, mệt mỏi kéo dài trên 3 tháng. Thời kỳ đầu nghỉ ngơi còn đỡ mệt, về sau nghỉ ngơi cũng không có tác dụng.

Triệu chứng cơ thể và thần kinh: đau cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưng, buốt xương sống. Rối loạn cảm giác, giác quan và nội tạng, hoa mắt chóng mặt, mờ mắt, run tay chân, run lưỡi.

 Rối loạn thực vật nội tạng đa dạng: mạch không ổn định khi chậm khi nhanh, huyết áp dao động với chiều hướng hạ. Đánh trống ngực, đau vùng tim, thân nhiệt tăng hoặc giảm, tăng tiết mồ hôi, liệt dương, rối loạn vòng kinh,..

Triệu chứng tâm thần: rối loạn cảm xúc, cảm xúc không ổn định, dễ xúc động, hồi hộp lo lắng về bệnh tình, khí sắc hơi trầm. Khả năng tập trung chú ý kém, giảm sút trí nhớ nên khả năng học tập và công tác đều bị hạn chế.

2.Nguyên nhân suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên. Bệnh được xác định là do căn nguyên tâm lý gây nên (nên còn gọi là bệnh tâm căn suy nhược). Cơ chế phát sinh suy nhược thần kinh rất phức tạp. Bệnh lý chủ yếu là rối loạn liên hệ lưới – vỏ não. Do đó các dòng xung đột từ bên ngoài vào không được sàng lọc qua tổ chức lưới thân não dồn cả lên vỏ não. Vì thế vỏ não không chịu đựng nổi dẫn đến sự suy yếu ức chế, suy yếu quá trình hưng phấn và cuối cùng hậu quả của sự quá căng thẳng quá trình thần kinh tâm thần trong vỏ não đi đến sự ức chế giới hạn.

Suy nhược thần kinh là một bệnh phổ biến hiện nay mà nhiều người gọi nó là căn bệnh của thời đại, như: người ta lo toan tính toán mất quá nhiều thời gian vào công việc để làm sao kiếm nhiều tiền, rất ít thời gian để nghỉ ngơi giải trí, mất đi sự thanh nhàn, thêm vào đó có quá nhiều sang chấn tâm lý (stress), đó là yếu tố thuận lợi để cho bệnh phát sinh, phát triển. Bệnh gặp ở người lao động trí óc nhiều hơn ở chân tay, ở thành thị lớn hơn ở nông thôn, nam chiếm nhiều hơn nữ, tuổi thường gặp 30-50 tuổi.

Do những nhân tố gây chấn thương tâm thần tác động trên người bệnh, kéo dài, dẫn đến suy nhược thần kinh. Căn nguyên tâm lý (chấn thương tâm thần, stress) rất đa dạng cấp tính hay mạn tính như: tranh chấp quyền lợi, thất bại trong công việc và đời sống, mâu thuẫn và bất hòa với tập thể, bị oan, gia đình bất hòa, con cái hư hỏng, mất người thân, phá sản… Thường là nhiều sang chấn tích lại, cường độ trường diễn, làm cho người bị sang chấn luôn ở trạng thái lo âu, áy náy, căng thẳng nội tâm. Tình trạng đó không tìm ra được phương hướng giải quyết, khiến người bệnh luôn ở trạng thái tự kiềm chế, ức chế khiến bệnh phát sinh.

3.Điều trị suy nhược thần kinh như thế nào?

Người bệnh sau khi thăm khám và được xác định chính xác mắc các bệnh suy nhược thần kinh sẽ được kê các loại thuốc giúp tăng cường hệ tuần hoàn, dinh dưỡng cho não, an thần, giải lo âu, giảm đau, giảm triệu chứng mất ngủ…. Cùng với đó là các loại thuốc giảm đau để loại bỏ triệu chứng của bệnh. Chúng phát huy tác dụng nhanh chóng nhưng sử dụng về lâu dài có thể gây nhờn thuốc, mất tác dụng. Hơn nữa, thuốc có thể gây hại cho gan, dạ dày, thận…

– Kết hợp với dùng thuốc là áp dụng liệu pháp tâm lý, giúp người bệnh giải tỏa những vướng mắc trong cuộc sống. Từ đó cân bằng tâm lý và giúp chữa bệnh hiệu quả.

Theo YHCT, suy nhược thần kinh gây ra do can khí uất kết lâu ngày làm tổn thương âm huyết thường dẫn đến các chứng trạng âm hư dương xung như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu… Ngoài ra “Can Mộc khắc Tỳ Thổ” đã làm Tỳ mất vận hóa khiến khí trệ, huyết ứ và tâm khí bị tổn thương dễ gây ra những triệu chứng biểu hiện của Tâm và Tỳ hư.

Vì vậy hướng hỗ trợ điều trị chung là sử dụng sản phẩm bổ huyết, bổ âm, hoạt huyết hành khí, sơ can giải uất từ đó cải thiện được các tình trạng đau đầu mất ngủ, căng thẳng thần kinh, lo lắng…

Trên đây là những dấu hiệu suy nhược thần kinh và cách chưa trị bệnh mà bài viết muốn chia sẻ tới bạn, hy vọng bạn sẽ có vốn kiến thức đầy đủ về bệnh này. Chúc bạn luôn luôn khỏe mạnh