Viêm da cơ địa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

0
656

Viêm da cơ địa là một loại bệnh lý gây ngứa mãn tính. Bệnh này có thể rơi vào mọi lứa tuổi, tái phát nhiều lần khiến người bệnh khó chịu. Cùng Cungreview.com khám phá kĩ hơn về viêm da cơ địa qua bài sau.

1. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa 

Đến nay, người ta vẫn chưa thực sự tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh này.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng viêm da cơ địa do da rơi vào tình trạng khô mất kiểm soát. Nó dẫn đến việc da dễ bị kích ứng. Ngoài ra, sự rối loạn trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh cũng gây ra tình trạng này.

Thông thường, bệnh này xuất hiện khá sớm. Nó có thể khởi phát từ tuổi sơ sinh. Nếu gia đình bạn có nhiều người bị viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn thì khả năng cao bạn cũng dễ bị viêm da cơ địa.

Một số nguyên nhân khác được chỉ ra như:

– Tắm nước nóng quá lâu

– Thay đổi xà phòng tắm dẫn đến kích ứng

– Thay đổi môi trường sống

– Bài tiết mồ hôi nhiều bất thường

– Mặc quần áo lông cừu, tiếp xúc với lông động vật

– Ảnh hưởng từ bụi bặm, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá, …

– Dị ứng từ thức ăn như: hải sản, trứng, …

Nói chung, nguyên nhân của bệnh lý này rất nhiều và không được quá rõ ràng. Khi cảm thấy có dấu hiệu của bệnh, cần đi khám xét cẩn thận. Chúng ta cũng cần phòng tránh những tác nhân gây hại được liệt kê bên trên.

Viêm da cơ địa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

2. Triệu chứng viêm da cơ địa 

– Da ửng đỏ, tróc vảy

– Dày lên và có lớp sừng, thâm. Phần da bị viêm khác hẳn so với những vùng da khác

– Xuất hiện những nốt sần ngứa

– Các nếp gấp chủ yếu có ở lòng bàn tay, bàn chân, mu bàn chân, các ngón tay, … Với những trường hợp nặng có thể bị toàn thân.

– Các vùng da viêm bị lan rộng, giảm hoặc mất sắc tố da

– Bệnh ngày càng có dấu hiệu nặng hơn với những người bị viêm da cơ địa từ nhỏ

– Một số triệu chứng khác như hen, viêm mũi, ngứa họng, viêm kết mạc mắt.

3. Phương pháp điều trị 

– Tuyệt đối không chà xát hoặc gãi vào các vết thương khi bị viêm da

– Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ

– Sử dụng kèm theo kem dưỡng ẩm. Loại kem này có tác dụng chống khô da, hạn chế ngứa và ngăn ngừa tái phát.

– Nếu trẻ nhỏ bị viêm da, không dùng đồ len trực tiếp vào da của trẻ.

Viêm da là một bệnh lý tuy không quá nguy hiểm tới sức khoẻ nhưng cũng phức tạp và khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, thậm chí là đau đớn. Vậy nên khi điều trị cần hết sức thận trọng. Chú ý kết hợp chặt chẽ giữa bác sĩ với người nhà bệnh nhân và bệnh nhân. Thuốc sẽ được cấp theo từng giai đoạn của bệnh.

– Với trường hợp viêm da cấp tính:

Nên đắp ẩm thương tổn bằng cách sử dụng kháng sinh và kem bôi Corticoit.

Kháng sinh sẽ giúp ngăn chặn tụ cầu trùng vàng nếu bị bội nhiễm

Kháng Histamin có tác dụng giảm ngứa, chống dị ứng

– Với trường hợp viêm da bán cấp và mạn tính:

Dùng sữa tắm có kem hoặc sử dụng kem dưỡng ẩm

Thuốc Corticosteriod hiệu quả với viêm da. Tuy nhiên cần lưu ý vì càng dùng lâu sẽ càng gây ra nhiều tác dụng phụ. Vậy nên trước khi quyết định dùng thuốc này, hãy xin ý kiến của bác sĩ để chỉ định liều lượng phù hợp.

Bạn cũng có thể điều trị bằng một số loại thuốc chống viêm khác lành tính hơn. Ví dụ như Tacrolimus. Nó có thể thay thế cho Corticosteriod và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn.

Hy vọng những thông tin trên bài về viêm da cơ địa hữu ích với người đọc.