Bệnh teo tinh hoàn ở nam giới: Nguyên nhân, cách phòng ngừa

0
2021

Teo tinh hoàn một trong những tình trạng cũng khá phổ biến ở nam giới. Bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mà còn gây nhiều tâm lý hoang mang cho người bệnh. Nhiều trường hợp do chủ quan nên phải gánh chịu nhiều hệ lụy không ngờ.

1.Teo tinh hoàn là gì?

Teo tinh hoàn là khi tinh hoàn co lại. Trong trường hợp teo tinh hoàn, tinh hoàn trở nên nhỏ hơn do mất một số tế bào mầm và tế bào Leydig. Các tế bào mầm tạo ra tinh trùng trong khi các tế bào Leydig tạo ra testosterone.

Bệnh teo tinh hoàn ở nam giới: Nguyên nhân, cách phòng ngừa
Bệnh teo tinh hoàn ở nam giới: Nguyên nhân, cách phòng ngừa

Nếu tinh hoàn co lại, người bị có thể có số lượng tinh trùng thấp hoặc mức testosterone thấp hơn, hay cả hai trường hợp do mất các tế bào này.

Teo tinh hoàn khác với sự co lại xảy ra do nhiệt độ lạnh. Ở nhiệt độ lạnh hơn, bìu co lại để tinh hoàn được giữ ấm. Trong nhiệt độ ấm hơn, thì hiện tượng này ngược lại.

2.Nguyên nhân gây teo tinh hoàn?

Có một số trường hợp nam giới bị teo cả hai bên tinh hoàn, tuy nhiên có trường hợp lại chỉ bị teo tinh hoàn trái hoặc phải. Chỉ cần để ý bằng mắt thường cũng có thể thấy tình trạng mất cân bằng này. Bệnh teo tinh hoàn do nhiều nguyên nhân gây ra khác nhau, cụ thể như:

  • Vấn đề về tuổi tác: Nam giới ở trong độ tuổi trung niên, đã có tuổi thường có nhu cầu tình dục ít đi, tình trạng cứng động mạch tinh hoàn và khiến cho động mạch này bị hẹp và dần dần tinh hoàn bị teo
  • Đã từng bị quai bị: Đây là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng viêm tinh hoàn, đau tinh hoàn, giãn mạch thừng tinh ở nam giới.
  • Tác động từ môi trường bên ngoài: Luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến cho lượng máu lưu thông ở dương vật và tinh hoàn không được ổn định, quá trình sinh tinh cũng suy giảm dẫn đến teo tinh hoàn.
  • Chấn động cơ học: Nam giới có thói quen thủ dâm với tần suất lớn, thường xuyên quan hệ tình dục với nhiều tư thế thôi bạo gây chèn ép lên tinh hoàn cũng khiến cho tinh hoàn bị tổn thương và dần dần sẽ bị teo.
  • Sử dụng quá nhiều rượu, bia Thường xuyên tiêu thụ quá nhiều rượu có thể làm giảm nồng độ testosterone. Uống rượu quá mức cũng có thể gây tổn thương mô tinh hoàn, có thể dẫn đến teo tinh hoàn.

3.Triệu chứng bị teo tinh hoàn

  • Teo tinh hoàn thường không xảy ra đột ngột mà diễn biến trong một khoảng thời gian dài, thường có các biểu hiện sau:
  • Sờ thấy 1 hoặc cả hai bên tình hoàn nhỏ hơn so với bình thường.
  • Có những biểu hiện của vô sinh nam: do ảnh hưởng đến tế bào mầm là cơ quan sản xuất tinh dịch nên khi bị teo tinh hoàn, tinh dịch sau khi xuất tinh có thể suy giảm về thể tích cũng như chất lượng.
  • Suy giảm khả năng tình dục: nếu teo tinh hoàn ảnh hưởng tới tế  bào Leydig thì đồng nghĩa với việc nồng độ testosteron bị suy giảm và kéo theo suy giảm khả năng tình dục như: sự ham muốn tình dục, dương vật không cương cứng, rối loạn cương dương,…
  • Có rất ít hoặc không thấy tinh trùng trong tinh dịch khi làm xét nghiệm tinh dịch đồ trong trường hợp teo cả hai tinh hoàn.
  • Xét nghiệm máu có thể thấy testosteron trong máu giảm.

4.Phòng ngừa chứng teo tinh hoàn:

– Cha mẹ cần phải chăm sóc bộ phận sinh dục của con từ nhỏ để sớm phát hiện ra các bất thường ở bộ phận sinh dục của trẻ.

Những bất thường cần phải kiểm tra ngay như:

+ Tinh hoàn nằm không đúng chỗ.

+ Tinh hoàn nhỏ hơn bình thường.

– Vệ sinh bộ phận sinh dục.

– Bảo vệ bộ phận sinh dục không bị chấn thương.

– Thường xuyên kiểm tra bộ phận sinh dục xem có thay đổi gì không.

– Nếu trẻ bị quai bị, cầm chăm sóc đúng cách để tránh những biến chứng viêm tinh hoàn cho trẻ.

Trên đây là những thông tin về teo tinh hoàn ở nam giớicungreview.com cung cấp cho bạn. Hy vọng bạn sẽ biết phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này cho con của mình.