Cungreview.com– Không chỉ nổi tiếng bởi cảnh sắc núi rừng tự nhiên, cùng bầu không khí se lạnh, du lịch Sapa còn bị hút hồn du bởi những món ăn mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc.
Đồ nướng Sapa
Ở Sapa có rất nhiều món nướng ngon và độc đáo, khi đã thưởng thức rồi thì du khách sẽ nhớ mãi. Đồ nướng Sapa rất đa dạng, từ những món ăn dân dã như củ khoai, củ sắn, trứng gà, cánh gà… đến những món mang đậm đà hương vị của Tây Bắc như thịt bò cuốn cải mèo, cá suối nướng, hay cơm lam, nấm hương… tất cả hòa quyện lại đã tạo nên một hương vị riêng cho ẩm thực độc đáo ở Sa Pa.
Cơm lam
Khi du lịch đến Sapa nếu bạn bỏ qua đặc sản cơm lam tại đây thì thật là đã bỏ phí một món ăn vừa ngon lại vừa rẻ của núi rừng Sapa. Từ nhà hàng, Khách sạn, đến các quán ăn ven đường… đều phục vụ món ăn độc đáo này.
Ở Sa Pa, người ta thường ăn cơm lam chấm muối vừng (muối mè) vì vị bùi thơm của nếp hòa vị bùi thơm muối mè sẽ quyến luyến mọi du khách. Ngoài ra, cơm lam cũng có thể ăn với thịt xiên. Thịt xiên được làm từ thịt lợn (heo) cắp nách. Loại heo nặng chừng 8-10kg/con, thả rông trên núi đồi. Thịt cắt từng miếng vừa ăn, xăm đều trước khi ướp gia vị. Ướp đúng kỹ thuật, miếng thịt dậy mùi thơm. Sau đó xiên xen kẽ vừa thịt vừa cải mèo – một đặc sản của Sa Pa – qua chiếc que tre trước khi nướng trên bếp lửa. Ăn cơm lam với thịt xiên nướng cải mèo, ngoài vị ngọt bùi của nếp nướng còn có vị cay nồng của cải mèo hòa cùng vị ngọt thơm của thịt heo
Lợn cắp nách
Là một trong những món ăn làm nên nét độc đáo và hấp dẫn khách du lịch hàng đầu của lợn cắp nách khác với lợn thông thường đặc biệt từ giống đến thời gian nuôi.
Đây là giống lợn của người Mông bản địa nuôi theo kiểu thả rông, thỉnh thoảng đồng bào tóm một con kẹp vào nách, đem ra chợ bán nên được gọi là lợn cắp nách. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng 4 – 5 kg.
Lợn được làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì giòn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm. Và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo Sapa. Như một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực tại Sapa. Vì thế đây cũng là đặc sản được nhiều du khách lựa chọn làm quà cho chuyến đi.
Cá hồi
Cá hồi vốn là đặc sản của những nước Bắc Âu và châu Mỹ, thế nhưng bạn vẫn có thể thưởng thức các món gỏi cá hồi, lẩu cá hồi, cá hồi nướng…ngay tại Sapa. Cá hồi được nuôi tại Sapa chủ yếu là cá hồi vân, với vị ngon đậm đà, màu hồng đẹp mắt, giá trị dinh dưỡng cao, đặc sản cá hồi là món ăn hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua khi đến Sapa.
Thắng cố
Tới Sapa du khách sẽ không thể bỏ qua thắng cố, đây là món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc H’Mông khu vực phía Bắc. Món thắng cố thường được nấu vào những ngày lễ hội, hay những ngày cuối tuần thường được bán tại các phiên chợ vùng cao.
Thắng cố là một nồi canh, gồm có các loại thịt, lòng, tim, gan, phổi của ngựa và thêm gia vị đặc biệt, được ăn kèm với các loại rau. Nơi đây, thắng cố được chế biến đúng bài của các già bản, khiến những ai được thưởng thức một lần sẽ khó có thể quên được món đặc sản nổi tiếng của Sapa này.
Xôi bảy màu
Một món ăn khác mang đặc điểm riêng của xứ lạnh đó là xôi bảy màu. Xôi bảy màu là món ăn đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Nùng ở Sapa. Để làm được món xôi này nhìn tưởng đơn giản nhưng không hề đơn giản chút nào, những người dân tộc Nùng đã phải đi vào tận sâu trong rừng để có thể tìm đủ các loại lá rừng.
Mỗi màu sắc trong món xôi là một loại lá, và mỗi màu sắc đó lại mang một ý nghĩ riêng như: Màu xanh của lá chuối non là màu đại diện cho mùa xuân, mùa của muôn hoa đua nở. Màu đỏ thẫm là màu của máu thể hiện sự hiên ngang, sự kiên cường của những người anh hùng đã anh dũng hi sinh trong chiến tranh. Màu vàng là màu biểu tượng cho sự đau thương, sự chia ly hay màu đỏ tươi là biểu tượng cho chiến thắng hào hùng của đồng bào Nùng…
Thịt trâu gác bếp
Đến với Sapa, cũng đừng bỏ lỡ thịt gác bếp. Đây là món ăn đậm chất vùng cao Tây Bắc. Thịt trâu gác bếp Sapa nhìn bên ngoài sẽ có màu nâu sẫm nhưng khi xé ra bên trong có màu đỏ tự nhiên. Khi đưa lên miệng sẽ thấy dai dai, ngòn ngọt hòa quyện với chút cay nồng của tiêu gừng của mùi thơm của khói củi núi đá.