Tam thất được biết đến là vị thuốc được dùng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền bởi công dụng hiệu quả của nó. Hãy cùng cungreview.com đi tìm hiểu tác dụng của tam thất nhé!
1.Tác dụng của tam thất bắc
Tam thất bắc khác với tam thất nam bởi nó lại thuộc họ sâm, khi ngửi bạn sẽ thấy nó có mùi giống với sâm hữu thọ hơn hẳn. Tuy nhiên, tam thất bắc lại có tính nóng hơn sâm bình thường.
Thành phần của tam thất bắc bao gồm sterol, hợp chất acid amin, sắt… có các công dụng như:
- Hiệu quả trong việc giảm căng thẳng thần kinh, ức chế, giảm stress và giúp hồi phục lại hoạt động cho hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ và khả năng sáng tạo của mỗi người.
- Giảm các triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu do mạch não lưu thông kém
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp cho hệ miễn dịch của con người trở nên tốt hơn, chống lại các triệu chứng như cảm củm, sổ mũi hay sốt.
- Có khả năng kích thích thần kinh, từ đó giúp giảm tình trạng trầm uất.
- Bảo vệ tim mạch cực hiệu quả trong việc giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy.
- Có tác dụng cầm máu, tiêu máu và tiêu sưng hiệu quả, nhất là khi bạn sử dụng bột tam thất.
- Giảm sự phát triển của các khối u, hạn chế sự di căn của các tế bào ung thư cũng như kéo dài hơn cuộc sống cho bệnh nhân đang mắc bệnh ung thư.
Nhìn chung, công dụng của tam thất bắc lại nghiêng về bổ sung các chất giúp tăng cường sức đề kháng cho người dùng hơn là so với tam thất nam có tác dụng lớn trong việc điều trị các bệnh viêm xoang, khớp, các loại bệnh bên trong của mỗi người.
Tác dụng của tam thất mật ong
- Tam thất khi được làm khô, xay nhuyễn thành bột rồi trộn với mật ong, mỗi ngày ăn một chén nhỏ sẽ có tác dụng sau:
- Tăng cường và hỗ trợ hệ tiêu hóa, trị được một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, bí đại tiện, đau loét dạ dày, viêm dạ dày.
- Khử độc trong cơ thể, trị các chứng ho khan ở người già, trẻ em.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đẩy mạnh quá trình tuần hoàn máu, giúp khí huyết lưu thông, cải thiện hệ tim mạch, giúp chúng hoạt động khỏe mạnh.
- Đặc biệt, tam thất được kết hợp với mật ong nguyên chất còn là một vị thuốc bổ, đặc biệt hữu ích cho cơ thể bị suy nhược, ốm yếu, giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe.
- Mặc dù có nhiều ích lợi trong việc chữa bệnh nhưng loại thuốc này được xem là “hoạt huyết khóa ứ”, không nên sử dụng quá lâu. Cần sử dụng theo đúng liều lượng và sự theo dõi, chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
2.Tác dụng của tam thất nam
Với tam thất nam – đây là loại tam thất thuộc họ nhà gừng nên sẽ có vị cay nhưng không giống như gừng, nó cay nhẹ hơn. Tam thất nam bao gồm những chất như ginsenoside, tetracyclic triterpenoid saponins… với những tác dụng chính như sau:
- Kích thích tiêu hóa, điều trị các triệu chứng bệnh như đầy hơi hay khó tiêu
- Điều hòa tốt kinh nguyệt ở nữ giới
- Bồi bổ khí huyết, giúp tăng cường lưu thông khí huyết và giảm ứ máu
- Có tác dụng tốt trong việc điều trị viêm xoang hay là hạ sốt và giải cảm
- Ngoài ra còn có tác dụng trị phong thấp đau nhức phần xương khớp, nhất là với người già, người cao tuổi…
3.Một số bài thuốc y học cổ truyền có vị tam thất
Khi sử dụng chữa trị bệnh từ tam thất cần lưu ý chọn lựa củ tam thất có hình giống như con ốc đá hay hình trụ, nhưng theo những người có kinh nghiệm thì củ nào giống ốc đá, màu xám xanh hơi đen hoại nâu, bóng sáng là tốt nhất. Bên ngoài củ tam thất thường có vết bám vàng ngang hay vết lõm và có cả những lằn dọc không liên tục nữa. Đầu củ có nhiều mấu. Đó là dấu vết của thân cây hàng năm chết đi để lại. Cây càng nhiều mấu thì tuổi càng nhiều là vậy. Thịt củ tam thất chắc, khó có thể bẻ bằng tay. Nếu dùng vật nặng đập vỡ thì vỏ và lõi thường tách rời nhau. Mặt cắt cũ có màu xám hơi xanh hoặc vàng đất hoại xám trắng. Củ tam thất nào có ruột màu xám xanh, mịn chắc không có vết nứt xốp là tốt nhất. Các phiến tam thất có màu xám xanh hay xám nâu, mịn chắc không nứt là tốt. Tuy nhiên, cũng như sâm, tam thất già là tốt nhưng quá già thì có thể đã là tốt vì với tam thất, củ nằm dưới đất mà nằm quá lâu thì lại hay bị xơ. Cho nên người ta thường thu hoạch tam thất từ 4 – 6 tuổi. Ở thời gian này, tam thất thường cho chất lượng tốt hơn cả (đó là kinh nghiệm dân gian, còn chờ các nhà khoa học chứng minh).
Phòng và chữa đau thắt ngực
Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.
Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt):
Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.
Chữa máu ra nhiều sau khi sinh đẻ bằng tam thất
Tam thất tán thành bột mịn. Uống với nước cơm, mỗi lần 8g, ngày uống 2-3 lần.
Chữa suy nhược cơ thể ở người già và phụ nữ sau khi sinh:
Tam thất 12g, sâm bổ chinh 40g, ích mẫu 40g, kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g. Tán nhỏ, uống ngày 30g (có thể sắc uống với liều thích hợp).
Chữa rong huyết, rong kinh do bế kinh, huyết ứ
Tam thất 4g, ngải điệp 12g, ô tặc cốt 12g, đương quy, xuyên nhung, đơn bì, đan sâm, mỗi vị 8g, một dược, ngũ linh chi, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 tháng.
Bài thuốc có tam thất nam cho rối loạn kinh nguyệt
Phụ nữ có biểu hiện: kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt (vòng kinh thay đổi dài ngắn không chừng), người gầy, da xanh sạm hoặc sau sinh rong huyết kéo dài, kém ăn, kém ngủ, chóng mặt, nhức đầu, người mệt mỏi. Sử dụng bài thuốc có Tam thất sau đây:
Tam thất 4g, ngải điệp 12g, ô tặc cốt 12g, đương quy, xuyên nhung, đơn bì, đan sâm, mỗi vị 8g, một dược, ngũ linh chi, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày tháng.
Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt)
Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.
Xuất huyết đại tràng
tam thất bột 8g. Rượu trắng nhẹ 20 độ vừa đủ trộn với bột. Uống ngày 2 lần với Tứ vật thang (thục địa chế rượu 10g, bạch thược 10g, đương quy tẩm rượu sao 10g, xuyên khung 10g). Uống vài ba lần sẽ khỏi.