Rối loạn thần kinh thực vật nguyên nhân do đâu, điều trị như nào?

0
804

Rối loạn thần kinh thực vật là một kiểu rối loạn có ảnh hưởng đến sự cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh. Trên thực tế, bệnh này không quá nghiêm trọng nhưng cũng hạn chế đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng Cungreview.com tìm hiểu kĩ hơn về loại rối loạn này qua bài sau.

1. Nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật 

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này được kể đến như sau:

– Do ảnh hưởng của virus

– Do tác dụng phụ của thuốc hoặc biến chứng từ bệnh khác

– Hệ thống miễn dịch suy giảm

– Một số bộ phận bị tổn thương

– Do yếu tố di truyền

– Ảnh hưởng từ những tác động ngoại cảnh trên dây thần kinh hoặc động mạch

– Nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn thần kinh thực vật là do bệnh tiểu đường

– Dây thần kinh bị tổn thương vì phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị

– Tâm sinh lý rối loạn

– Sống trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại

– Chấn thương tủy sống hoặc sọ não làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật

– Một số bệnh lý thoái hóa thần kinh như Parkinson.

Rối loạn thần kinh thực vật nguyên nhân do đâu, điều trị như nào?

2. Biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật 

Hệ thần kinh thực vật gồm hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Sự mất cân bằng giữa hai bộ phận này gây ra vấn đề về rối loạn. Nó biểu hiện thành nhiều triệu chứng như sau:

Hệ thần kinh

– Rối loạn vận mạch gây đau đầu khi thay đổi thời tiết

– Rối loạn tuần hòa não, giảm trí nhớ, giảm tập trung

– Ngủ kém. Lo âu buồn bực vô cớ.

Tim mạch

– Chóng mặt và choáng tư thế đứng do tụt huyết áp

– Hồi hộp, hụt hơi. Nhịp tim nhanh hoặc chậm

– Huyết áp tăng giảm thất thường

– Đau thắt ngực, thiểu năng mạch vành

– Khó thích ứng với hoạt động thể lực. Nhịp tim thay đổi một cách chậm chạp hoặc không thay đổi để đáp ứng kịp thời hoạt động thể dục thể thao.

Hệ tiêu hóa

– Rối loạn tiêu hóa do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, ruột gây ra cảm giác nhanh no sau khi ăn. Ăn không ngon

– Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi

– Buồn nôn, nôn. Khó nuốt và ợ hơi

– Kích thích đại tiện khi căng thẳng.

Hệ tiết niệu

– Rối loạn tiết niệu gây tiểu khó, tiểu không tự chủ

– Kích thích tiểu tiện khi căng thẳng

– Tiểu không hết nước tiểu. Có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Hệ bài tiết

– Rối loạn tiết mồ hôi. Giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức

– Ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể. Thân nhiệt nóng lạnh thất thường.

Hệ hô hấp 

– Co thắt cơ trơn phế quản gây khó thở

– Tăng đột ngột khi căng thẳng hoặc thay đổi thời tiết

– Hụt hơi, khó thở, tức ngực. Ngạt mũi do giãn cuống mũi.

Rối loạn thần kinh thực vật nguyên nhân do đâu, điều trị như nào?

Hệ cơ xương khớp

– Buồn bực chân tay

– Đau nhức xương khi trở trời.

Hệ sinh dục 

– Rối loạn tình dục, bao gồm cả vấn đề đạt được hoặc duy trì sự cương cứng

– Xuất tinh sớm ở nam giới và khô âm đạo ở nữ giới. Khó đạt cực khoái.

– Rối loạn kinh nguyệt ở nữ.

3. Cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật 

Rối loạn thần kinh thực vật thường tự khỏi trong vòng khoảng 2 – 3 năm. Rối loạn này không có gì nghiêm trọng đe dọa sức khỏe hay tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nó có thể làm hạn chế những hoạt động trong cuộc sống hằng ngày từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng.

Hiện nay có hai phương pháp phổ biến để điều trị rối loạn này:

– Nội khoa:

Có thể dùng các nhóm thuốc làm giảm nhịp tim: Thuốc chống trầm cảm, vitamin nhóm B, canxi, thuốc an thần gây ngủ hoặc châm cứu, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu…

– Ngoại khoa:

Đốt hoặc cắt hạch giao cảm nếu tiết mồ hôi quá nhiều ở tay, làm ảnh hưởng đến việc cầm nắm và lao động. Tuy nhiên, khi hủy hạch giao cảm, có thể làm cường chức năng phó giao cảm. Hoặc có thể làm tăng tiết mồ hôi ở các vùng khác trên cơ thể.

Hy vọng những thông tin trên bài về nguyên nhân và cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật hữu ích với người đọc.