Những điều không thể bỏ qua khi sử dụng Paracetamol ở nhà

0
760

Paracetamol là một loại thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng rộng rãi hiện nay. Nhiều người có thói quen điều trị bệnh tại nhà bằng loại thuốc này. Tuy nhiên, nếu không biết uống thuốc đúng cách, paracetamol thực sự là một con dao hai lưỡi nguy hiểm. Cùng Cungreview.com tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này qua bài viết sau. 

1. Paracetamol là gì?

Paracetamol (acetaminophen) là loại thuốc có tác dụng giảm đau hạ sốt. Người ta thường dùng nó để điều trị các cơn đau như đau khớp, đau cơ, đau đầu, đau răng, cảm, sốt cao, …

Tuy nhiên với viêm khớp, thuốc chỉ có tác dụng với các trường hợp nhẹ. Nếu viêm nặng hơn hoặc viêm khớp sưng cơ, nó không có khả năng điều trị cao. Hàm lượng được sử dụng phổ biến nhất là 500mg.

2. Hàm lượng của Paracetamol 

– Viên nén, uống: 500 mg.

– Gel, uống: 500 mg.

– Dung dịch, uống: 160 mg/5 ml (120 ml, 473 ml); 500 mg/5 ml (240 ml).

– Siro, uống: triaminicchidren thuốc giảm đau giảm sốt: 160 mg/5ml (118 ml).

– Viên nén: 325 mg, 500 mg.​

3. Lưu ý quan trọng trước khi sử dụng Paracetamol 

Không sử dụng thuốc nếu bạn bị dị ứng với acetaminophen hoặc paracetamol. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để xem liệu loại này có an toàn hay không nếu bạn đang gặp các vấn đề sau đây:

– Bệnh gan

– Tiền sử nghiện rượu

Các chuyên gia vẫn không biết paracetamol có gây hại cho thai nhi không. Trước khi sử dụng, hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai. Thuốc này có thể truyền vào sữa mẹ. Nó có thể gây hại cho trẻ đang bú sữa. Không sử dụng paracetamol khi không có chỉ định của bác sĩ nếu bạn cho con bú.

4. Sử dụng Paracetamol đúng cách

– Sử dụng theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

– Nếu bệnh nhân là trẻ em hãy sử dụng dạng paracetamol dành cho trẻ em. Cẩn thận làm theo hướng dẫn định lượng trên nhãn thuốc. Không được dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi khi không có chỉ định của bác sĩ.

Những điều không thể bỏ qua khi sử dụng Paracetamol ở nhà

– Sử dụng thuốc dạng lỏng với muỗng hoặc dụng cụ đo liều chuyên dụng.

– Đối với thuốc paravetamol dạng viên nén nhai, bạn phải nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt.

– Đảm bảo tay khô khi cầm viên thuốc dạng tan rã.

– Sử dụng thuốc dạng sủi bọt. Hãy hoà tan một gói thuốc trong ít nhất 118ml nước. Khuấy hỗn hợp này và uống hết ngay.

– Không uống paracetamol dạng thuốc đặt hậu môn.

5. Sử dụng thuốc quá liều và cách xử lý  

Biểu hiện

– Buồn nôn, nôn, đau bụng thường xảy ra 2 – 3 giờ sau khi dùng liều độc của thuốc.

– Xanh tím da, niêm mạc, móng tay.

– Ban đầu có thể kích thích nhẹ hệ thần kinh trung ương, kích động và mê sảng.

– Tiếp theo có thể ức chế hệ thần kinh trung ương.

– Sững sờ, hạ thân nhiệt, mạch nông, thở nhanh, huyết áp thấp, suy tuần hoàn.

Điều trị

– Rửa dạ dày. Tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.

– N-acetylcystein có tác dụng giải độc khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Nó sẽ hiệu quả hơn khi dùng thuốc trong vòng 10 giờ sau khi uống paracetamol.

– Khi uống, sử dụng dung dịch N-acetylcystein 5% (uống trong vòng 1 giờ sau khi pha). Liều đầu tiên là 140mg/kg cân nặng.

– Sau đó thêm 17 liều nữa, mỗi liều 70mg/kg cân nặng cứ 4 giờ 1 lần.

6. Những điều nên tránh khi sử dụng Paracetamol  

– Không sử dụng bất kỳ loại thuốc không kê toa nào để trị ho, cảm lạnh, dị ứng hoặc thuốc giảm đau mà không có ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

– Paracetamol có trong nhiều loại thuốc. Do đó nếu bạn sử dụng một số sản phẩm nhất định cùng nhau, bạn có thể vô tình sử dụng quá nhiều paracetamol. Vì vậy, bạn nên đọc nhãn của bất kỳ loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng để xem nó có chứa paracetamol, acetaminophen (hay APAP) không.

– Tránh uống rượu trong khi dùng thuốc. Rượu có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương gan trong khi dùng thuốc.

Hy vọng những thông tin trên bài về Paracetamol hữu ích với người đọc. Đừng quên cân nhắc kĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo sức khỏe nhé.