Tìm hiểu về bệnh loãng xương: dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh

0
2044

Loãng xương thường xảy ra ở người trung và lão niên, phụ nữ sau mãn kinh ngoài 45 tuổi. Bạn cần nhận biết những dấu hiệu của bệnh để nhanh chóng kịp thời điều trị bệnh. Cùng cungreview.com đi tìm hiểu nguyên nhân , dấu hiệu của bệnh nhé!

1.Loãng xương là gì?

Loãng xương xảy ra khi xương mất dần canxi, làm cho xương bị xốp, yếu và trở nên giòn và dễ gãy hơn. Nhiều người thường chủ quan với bệnh loãng xương do bệnh chuyển biến chậm theo thời gian, tuổi tác. Đến khi người bệnh cảm thấy đau, nhức trong xương thì lúc đó đã nặng, khi đấy người bệnh mới khám và dùng thuốc điều trị thì khó có cơ hội phục hồi do hệ xương trong cơ thể đã bị hao mòn quá nhiều. Tình trạng loãng xương sẽ càng nặng hơn khi về già. Do độ tuổi này, mật độ xương không đảm bảo đủ mức cho phép để bảo đảm xương cứng chắc như lúc ở tuổi trưởng thành.

2. Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

Thiếu cân: Những trẻ sinh ra bị thiếu cân, trẻ thấp còi do chế độ dinh dưỡng hoặc lối sinh hoạt thể dục thể thao không lành mạnh dễ mắc bệnh loãng xương. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao cũng dễ gặp ở những người giảm cân không đúng

Di truyền: Nếu cha mẹ đã được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương dưới tuổi 50 thì nguy cơ loãng xương và gãy xương ở con cái sẽ không tránh khỏi và có thể gia tăng.

Chế độ dinh dưỡng: nếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu canxi và các khoáng chất khác (vitamin D, vitamin B6, B12, vitamin K magie, photpho,…) hay cơ thể không hấp thu được canxi vì một lý do nào đó thì sẽ dễ dàng dẫn đến bệnh loãng xương. 

Vấn đề tuổi tác: Người già ít hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D; chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận và tạo xương suy yếu; xương bị thoái hóa. Do vậy thường bệnh loãng xưỡng hay bị ở người cao tuổi, do quá trình chuyển hóa không được hiệu quả

 Hoóc môn sinh dục nữ giảm: Sau khi mãn kinh thì hoóc môn sinh dục nữ giảm làm tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển canxi từ xương vào máu. Sự thiếu hụt nội tiết tố estrogen dẫn đến chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm.

Hoóc môn cận giáp: Canxi trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ canxi cần thiết trong máu, khi đó hoóc môn cận giáp được tiết ra nhằm điều canxi trong xương bổ sung cho máu giúp duy trì sự ổn định nồng độ canxi. Khi kéo dài sẽ làm cho tình trạng xương dãn ra

3.Những biểu hiện của loãng xương

Tìm hiểu về bệnh loãng xương

Đau

Người bệnh có thể bị đau lưng hoặc đau xương cốt khắp cơ thể, khi áp lực tăng lên thì đau nhiều hơn hoặc thấy khó khăn hơn trong vận động, trường hợp bị nặng thì trở mình, đi đứng cũng thấy khó khăn.

Gãy xương do một lực rất nhỏ tác động

thông thường bị gãy xương do có những va chạm mạnh như gãy xương trong tai nạn xe cộ hoặc ngã cầu thang…Nhưng, nếu gãy xương chỉ với một cú va chạm nhẹ hoặc bị một vật rơi vào người ở một khoảng cách ngắn, rất có thể đây chính là dấu hiệu của bệnh loãng xương.

Giảm chiều cao hoặc bị gù

Loãng xương có thể dẫn đến giảm chiều cao do đĩa đệm giữa các đốt sống trong cột sống bị khô và teo đi. Khi cột sống có tuổi, nó cũng có thể bị cong do mật độ xương giảm dần (loãng xương). Thậm chí, một vài người còn có thể bị gãy xương cột sống nếu không phát hiện kịp thời hoặc gặp các chấn thương ở vùng lưng.

Nếu bạn đang có những biểu hiện này thì hãy nhanh chóng đi khám sức khỏe để biết chính xác tình trạng bệnh của mình nhé! Chúc bạn luôn khỏe mạnh