Top 6 công dụng “thần kì” của quả sấu đối với sức khỏe

0
1814

Cungreview.com– Không chỉ là loại nước giải khát được nhiều người ưa chuộng vào mùa hè. Quả sấu còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Đồng thời còn là vị thuốc chuyên dùng để chữa trị các bệnh viêm họng, khó tiêu, nhiệt miệng, nôn do thai nghén.

1. Trị nhiệt miệng, háo khát, ngứa cổ, đau họng

lấy quả sấu chín dầm đường hoặc muối ăn ngay trong ngày.

Hoặc lấy từ 4 – 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8g cùi quả sấu khô hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền.

2. Chống nôn nghén ở phụ nữ

công dụng của quả sấu trị nôn nghén

Trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ, hầu hết bà bầu nào cũng phải trải qua tình trạng ốm nghén. Để hạn chế tình trạng buồn nôn, chán ăn, các bà bầu chỉ cần nấu cá diếc hoặc thịt vịt với 2 bát nước. Khi nước sôi thì bỏ 2 – 3 quả sấu đã cạo vảo, rửa sạch vào và nấu thêm 10 phút rồi tắt bếp. Đây không chỉ là “liều thuốc” chữa khỏi tình trạng ốm nghén hiệu quả, mà còn giúp bà bầu nâng cao sức khỏe và không còn cảm giác chán ăn.

3. Tăng cường hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa hoạt động không tốt có thể khiến bạn khó chịu, gặp các hiện tượng như đầy hơi. Khắc phục hiện tượng này với quả sấu ngay, vì sấu có thể cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt. Nhờ có vị chua vừa phải, vì thế quả sấu có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Những người mắc chứng khó tiêu, đầy bụng có thể lấy sấu tươi dầm vào nước luộc rau hay nấu canh chua từ sấu và ăn mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.

Cách làm: Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn ngay.

4. Giải nhiệt cho cơ thể

công dụng quả sấu trị giải nhiệt

Một ly nước sấu ngâm đường có vị chua chua, ngọt ngọt dễ chịu sẽ giúp bạn thanh nhiệt, giải độc rất tốt trong mùa hè.

Hoặc bạn có thể dùng sấu tươi nấu với thịt nạc băm nhỏ để bồi bổ cho sức khỏe vào những ngày nắng nóng. Món ăn này sẽ khiến bạn không có cảm giác ngán, đồng thời còn kích thích tiêu hóa và cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

5. Trị mụn nhọt, lở ngứa

Nước lá sấu tươi đun nước tắm có thể giúp trị mụn nhọt, lở ngứa. Hoặc bạn cũng có thể dùng trực tiếp bằng cách rửa lá sấu sạch, giã nát, bọc bằng băng gạc sạch đắp lên vết mụn.

 6. Chữa say rượu

Sấu có thể giúp bạn tỉnh rượu. Dùng 4 – 6g cùi quả sấu khô sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống. Hoặc dùng nước sấu ngâm đường và gừng để uống rất có hiệu quả. Để có hiệu quả hơn nữa bạn có thể uống cách 30 phút 1 lầnn

Những người không nên ăn quả sấu và uống nước sấu

Quả sấu tươi thường có vị chua, nhất là khi còn xanh nên những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên tránh dùng quả sấu tươi hoặc các đồ uống, món ăn có nhiều sấu.

Bạn cũng không nên ăn sấu khi đang đói vì sẽ làm bạn cồn cào trong bụng và hại dạ dày.

Ngoài ra, trẻ dưới 12 tháng tuổi cũng nên hạn chế sử dụng quả sấu vì hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi tính axit trong sấu.

Mùa hè chúng ta thường ngâm sấu làm nước giải khát.

Tuy nhiên sấu được ngâm với rất nhiều đường nên nếu uống nhiều và trong nhiều ngày cũng không tốt cho sức khỏe vì có thể gây tăng đường huyết dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch…

Lựa chọn, bảo quản và chế biến quả sấu

Mùa sấu bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài đến khoảng tháng 9. Hiện nay đang là thời điểm chính vụ sấu, để có thể mua được những quả tươi ngon, chất lượng, bạn cần lưu ý: Không chọn những quả bị thâm, dập hoặc những quả có vỏ bóng. Vì đây là sấu non, khi ngâm hoặc bảo quản trong tủ lạnh, chúng dễ bị ủng. Nếu muốn chọn sấu để ngâm đường, bạn nên chọn những quả già vì chúng có độ chua vừa phải.

Để bảo quản sấu được lâu trong tủ lạnh, bạn nên cạo sạch vỏ sấu, không nên gọt vỏ, sau đó rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào túi ni lông, hộp nhựa. Nếu sử dụng trong tuần thì chỉ cần để vào ngăn mát, nên cho vào ngăn đá nếu muốn sử dụng lâu hơn.