Nhiệt miệng là căn bệnh hầu hết tất cả mọi người đều gặp phải. Từ người già đến trẻ nhỏ, ở mọi độ tuổi đều khó tránh được. Dù không quá nghiêm trọng nhưng nó gây khó chịu, ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây, Cungreview sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh phổ thông này.
1. Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là căn bệnh thường lây lan trong gia đình. Bệnh này có thể do di truyền hoặc do dùng chung vật dụng hàng ngày. Đáng chú ý phụ nữ thường mắc nhiều hơn nam giới.
Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông. Nó phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Một vết nhiệt miệng nói chung thường hình tròn, màu trắng hoặc vàng ở giữa và đỏ ở viền xung quanh.
2. Nguyên nhân nhiệt miệng
Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng, theo quan điểm dân gian là do bị nóng trong hoặc ăn đồ nóng quá nhiều. Tuy nhiên, theo y học hiện đại cho đến nay chưa được xác định nguyên nhân chính xác. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Anh, có nhiều yếu tố được cho là có liên quan đến sự phát triển của vết loét, bao gồm:
– Hệ thống miễn dịch suy yếu
– Dị ứng với thực phẩm như coffee, socola, phô mai, các loại hạt và trái cây có múi
– Stress
– Virus và vi khuẩn
– Thay đổi nội tiết tố (kinh nguyệt)
– Tổn thương miệng
– Dinh dưỡng kém
3. Triệu chứng của nhiệt miệng
Giai đoạn đầu
Đầu tiên bạn sẽ thấy xuất hiện các điểm tổn thương. Có thể là một điểm hoặc nhiều điểm trong niêm mạc miệng. Đặc điểm nhận dạng của nó là những nốt nhỏ 1 –2 mm hơi rắn và hơi gồ lên mặt niêm mạc, hơi đau.
Sau vài ngày các điểm này lớn dần. Bên trong có dịch viêm nổi phồng căng bóng hoặc vỡ rất nhanh để lại ổ hoại tử.
Giai đoạn ổ hoại tử
Giai đoạn ổ loét
Đây là giai đoạn kéo dài nhất. Thường từ 5 – 7 ngày, có thể tới 15 ngày hay lâu hơn nữa. Thông thường bệnh nhân không chú ý. Khi thấy ăn mặn xót và nói đau mới phát hiện thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn này.
Thông thường nếu không có biến chứng các vết loét tự lành không để lại sẹo sau 5 – 7 ngày. Bệnh nhân ăn uống sinh hoạt bình thường. Sau đó nó lại tái diễn đợt khác tương tự. Tùy từng người, và trên cùng một người bệnh cũng tùy từng giai đoạn mà thời gian lành bệnh dài ngắn khác nhau.
4. Chẩn đoán và điều trị nhiệt miệng
Chẩn đoán
Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể xác định vết loét khi kiểm tra bằng mắt thường mà không cần đến xét nghiệm. Trong trường hợp nặng, bạn có thể được yêu cầu làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, sinh thiết để kiểm tra các vấn đề sức khỏe khác.
Điều trị
Nhiệt miệng bình thường sẽ tự lành mà không cần phải điều trị gì. Nếu bạn cảm thấy đau quá mức, một số điều trị sau đây có thể được thực hiện:
– Súc miệng để rửa sạch vi khuẩn
– Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng
– Thuốc bôi nhiệt miệng dạng mỡ
– Thuốc trị nhiệt miệng dạng súc miệng corticosteroid.
Hy vọng những thông tin trên bài về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán nhiệt miệng hữu ích với người đọc.