Cách sử dụng dầu dưỡng tóc như nào? Tìm hiểu thời điểm lý tưởng để thoa dầu dưỡng giúp tóc hấp thụ tốt, mềm mượt, hạn chế hư tổn và luôn chắc khỏe
1. Tinh dầu dưỡng tóc có tác dụng gì?
Tinh dầu dưỡng tóc là một sản phẩm làm đẹp chăm sóc tóc chuyên sâu, có kết cấu lỏng nhẹ, giúp dễ dàng thẩm thấu sâu vào da đầu và từng sợi tóc. Đây được xem là “thần dược” hỗ trợ nuôi dưỡng mái tóc từ bên trong, phục hồi tóc khô xơ, hư tổn, giúp tóc chắc khỏe, óng mượt hơn mỗi ngày.
Một số công dụng nổi bật của tinh dầu dưỡng tóc có thể kể đến:
- Cấp ẩm và duy trì độ ẩm cần thiết cho tóc: Giúp mái tóc luôn mềm mại, hạn chế tình trạng khô xơ, bong tróc do thiếu nước.
- Tăng độ bóng và mềm mượt: Các tinh chất dưỡng sẽ giúp lớp biểu bì tóc khép lại, mang đến vẻ ngoài suôn mượt, óng ả tự nhiên.
- Ngăn ngừa gãy rụng, chẻ ngọn: Dầu dưỡng phục hồi cấu trúc tóc bị hư tổn, tăng sức đề kháng cho sợi tóc, đồng thời phòng ngừa các vấn đề về da đầu như viêm nhiễm, gàu ngứa.
- Bảo vệ tóc trước các tác nhân gây hại: Như ánh nắng mặt trời, khói bụi, nhiệt độ cao từ máy sấy, máy duỗi…
- Kích thích tóc mọc nhanh và dày: Một số loại tinh dầu dưỡng có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu ở da đầu, từ đó kích thích nang tóc phát triển mạnh mẽ hơn.
Nhờ những lợi ích đa dạng này, tinh dầu dưỡng tóc đang ngày càng trở thành “vật bất ly thân” trong chu trình chăm sóc tóc của nhiều người.
2. Hướng dẫn cách sử dụng dầu dưỡng tóc đúng cách
Nên dùng dầu dưỡng tóc khi nào? Trước hay sau khi sấy?
Thời điểm lý tưởng nhất để sử dụng dầu dưỡng là khi tóc còn ẩm nhẹ – ngay sau khi vừa gội đầu hoặc sấy sơ qua mà tóc chưa hoàn toàn khô hẳn. Khi tóc còn độ ẩm tự nhiên, các dưỡng chất sẽ dễ dàng thấm sâu vào từng sợi tóc và phát huy hiệu quả tối ưu.
Các thời điểm bạn có thể dùng tinh dầu dưỡng tóc:
- Trước khi sấy tóc: Giúp bảo vệ tóc khỏi tổn thương do nhiệt, giữ lại độ ẩm cần thiết.
- Sau khi sấy và tạo kiểu: Giúp mái tóc bóng khỏe, vào nếp đẹp tự nhiên.
- Sau khi gội đầu: Đặc biệt với tóc uốn, bạn nên lau nhẹ tóc bằng khăn mềm, thoa tinh dầu từ thân đến ngọn để duy trì độ đàn hồi và độ bóng cho tóc xoăn.
- Kết hợp khi hấp tóc: Trộn một lượng nhỏ dầu dưỡng vào kem hấp tóc để tăng hiệu quả dưỡng ẩm sâu.
Cách sử dụng dùng tinh dầu dưỡng tóc hiệu quả
Để tinh dầu dưỡng phát huy công dụng tốt nhất, bạn nên thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1: Gội sạch đầu với dầu gội và dùng thêm dầu xả nếu cần.
- Bước 2: Dùng khăn bông mềm thấm bớt nước, tránh chà xát mạnh làm tổn thương tóc.
- Bước 3: Khi tóc ráo nước (còn ẩm nhẹ), lấy 2–3 giọt tinh dầu, xoa đều lên lòng bàn tay rồi vuốt nhẹ từ thân tóc đến ngọn, kết hợp massage nhẹ nhàng.
- Bước 4: Ủ tóc tự nhiên hoặc ủ ấm trong 30 phút nếu bạn muốn dưỡng chuyên sâu, sau đó xả sạch với nước mát.
Các mẹo dùng thêm:
- Dưỡng tóc trước khi gội: Thoa một lớp mỏng tinh dầu lên tóc và da đầu, massage nhẹ nhàng trong 10 phút, rồi gội lại bình thường để tóc thêm mượt mà.
- Giữ nếp tóc uốn: Sau khi gội, để tóc khô tự nhiên, thoa thêm tinh dầu vào phần đuôi tóc để giữ độ bồng bềnh và nếp uốn đẹp.
- Tạo độ bóng sau tạo kiểu: Khi tạo kiểu xong, dùng vài giọt tinh dầu vuốt nhẹ giúp tóc trông mềm mại và bóng khỏe tự nhiên.
Lượng dầu dưỡng tóc cần dùng bao nhiêu là đủ?
Lượng dầu sử dụng cần tùy chỉnh linh hoạt theo chất tóc và độ dài mái tóc:
- Tóc dày, dài, hư tổn: Có thể dùng 2 lần/lượt thoa, mỗi lần 2–3 giọt.
- Tóc ngắn hoặc tóc thường: Chỉ cần 2–3 giọt/lần là đủ.
- Tóc mỏng: Dùng lượng nhỏ hơn để tránh làm tóc bị nặng, mất độ bồng tự nhiên.
Mẹo nhỏ: Bắt đầu với lượng ít trước, nếu thấy chưa đủ dưỡng, bạn mới thêm từng chút một nhé!
Xem thêm: Bí quyết gội đầu bằng bia trị rụng tóc được áp dụng
Xem thêm: Bật mí dùng dầu dưỡng tóc nào tốt giúp mềm mượt và khỏe
Cách bảo quản tinh dầu dưỡng tóc khi không sử dụng
- Luôn đậy kín nắp chai sau khi dùng để hạn chế tiếp xúc với không khí, tránh bay hơi và oxy hóa.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Nếu muốn tăng độ bền, bạn có thể cất trong ngăn mát tủ lạnh.
3. Những lưu ý khi sử dụng dầu dưỡng tóc
- Kiểm tra bảng thành phần sản phẩm để đảm bảo phù hợp với da đầu và chất tóc, tránh dị ứng.
- Không bôi trực tiếp lên da đầu (trừ khi sản phẩm chuyên biệt) vì dễ gây bết dính hoặc bít tắc lỗ chân lông.
- Khi thoa dầu, nhớ cách chân tóc khoảng 2–3cm và luôn chải đều để dầu phân bố đồng đều trên toàn bộ tóc.
- Không nên dùng quá nhiều dầu cùng lúc vì dễ khiến tóc nặng và mất độ bồng bềnh tự nhiên.
Hy vọng rằng với các thông tin mà chúng tôi chia sẻ về nên bôi dầu dưỡng tóc khi nào, chúc bạn áp dụng thành công để có mái tóc xuôn mượt nhé.