Bệnh lồng ruột ở trẻ em? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm nhất

0
926

Bệnh lồng ruột ở trẻ em là triệu chứng nguy hiểm cần nhận biết kịp thời để đưa trẻ tới các cơ sở y tế tiến hành khám và điều trị. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh này có thể gây nên chứng tắc ruột đặc biệt nguy hiểm cho trẻ. Cùng Cungreview tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh này ngay sau đây.

Bệnh lồng ruột ở trẻ em là gì? 

Bệnh lồng ruột ở trẻ em là gì? 
Bệnh lồng ruột ở trẻ em là gì?

Lồng ruột là bệnh lý liên quan đến đường ruột của con người. Những bộ phận sẽ bị ảnh hưởng bao ruột già, ruột non. Khi triệu chứng bệnh này xảy ra, một đoạn ruột ở bên trên sẽ bị thụt vào lòng đoạn ruột phía dưới. Tạo nên hiệu ứng “lồng” nhau.

Đoạn ruột này chui vào sẽ kèm theo nhiều đau đớn và nguy hiểm như mạch máu bị thắt nghẹn ở đoạn ruột dưới. Máu và chất dinh dưỡng không thể lưu thông có thể gây chảy máu trong hay tắc ruột.

Bệnh này thường diễn ra ở trẻ nhỏ, tỷ lệ xuất hiện ở người lớn rất thấp. Đa số các ca bệnh diễn ra rất nhanh và phức tạp. Nhất là những trẻ nhỏ tuổi, nói chưa sõi nên không diễn tả được tình trạng bệnh. Nếu cha mẹ chủ quan có thể khiến thủng ruột, hoại tử… Để lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh

Ở trẻ nhỏ, bệnh lồng ruột thường xảy ra khi trẻ thay đổi chế độ ăn uống. Ví dụ như chuyển từ giai đoạn bú sữa sang ăn dặm hay ăn dặm sang ăn thức ăn cứng hơn. Lúc này kích thước các đoạn ruột ở trẻ cũng chưa được đồng đều và hoàn thiện. Do vậy mà rất dễ xảy ra tình trạng lồng ruột. Ngoài ra, trẻ gặp bệnh này có thể do siêu vi, viêm ruột hay khối u lành tính, ung thư ruột non…

Ở người lớn, nguyên nhân gây bệnh có thể do khối u, sẹo ở ruột, bệnh lý ở ruột hoặc di chứng khi phẫu thuật ống tiêu hóa…

Dấu hiệu nhận biết bệnh lồng ruột ở trẻ sớm nhất

Do bệnh lồng ruột diễn biến rất nhanh nên khi phát hiện trẻ có các triệu chứng sau, nên cho bé đến khám và chuẩn đoán kịp thời:

  • Giai đoạn đầu: Trẻ bỏ bú, quấy khóc thường xuyên. Co gối lên ngực do đau bụng. Nôn ói nhiều lần, khóc thét đột ngột, người xanh xao, vã mồ hôi…
  • Giai đoạn 2: Tình trạng của trẻ trở nặng hơn. Phân nhầy kèm máu, sờ bụng thấy cứng như có khối u. Trẻ mệt lả, tiêu chảy kèm theo sốt, mất nước…
  • Giai đoạn 3: Ruột bắt đầu bị hoại tử, bé nôn liên tục, bụng chướng, mạch và hơi thở nhanh, nông. Bé trông nhợt nhạt, da lạnh…

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh lồng ruột, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất. Khám và điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Nhờ vậy trẻ có thể sớm phục hồi sức khỏe và hạn chế khả năng tái phát.