Bệnh sùi mào gà là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị

0
943

Cungreview.com– Bệnh Sùi mào gà là căn bệnh xã hội nguy hiểm, là nỗi ám ảnh của những bệnh nhân khi mắc phải. Có khoảng 30% bệnh nhân mắc ung thư do mắc bệnh sùi mào gà thuộc tip 16,18; hơn nữa tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

1.Bệnh sùi mào gà là bệnh gì?

Bệnh sùi mào gà là tình trạng xuất hiện những mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Chúng có thể là một nốt sùi nhỏ hoặc hình dạng trông giống như cây súp lơ. Trong nhiều trường hợp, mụn cóc có thể rất nhỏ và khó có thể nhìn thấy. Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virus human papilloma (HPV). Virus này có thể gây bệnh sùi mào gà cũng như bệnh ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc sùi mào gà ở miệng hoặc sùi mào gà ở lưỡi do quan hệ bằng miệng với người bị bệnh.

2.Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

– Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà. Bệnh lây qua việc giao hợp nam nữ thông thường, ngoài ra quan hệ bằng miệng (oral sex), quan hệ qua hậu môn cũng làm lây nhiễm bệnh. Nhiều người cho rằng quan hệ bằng miệng sẽ không lo mắc bệnh sùi mào gà nhưng thực tế virut HPV có ở cả cơ quan sinh dục, máu, tuyến nước bọt, các dịch nhầy của người bệnh… Vì vậy khi một người dùng miệng mình để kích thích cơ quan sinh dục của người bệnh hoặc ngược lại người bệnh dùng miệng để kích thích cơ quan sinh dục của mình cũng đều có nguy cơ lây nhiễm như nhau.

– Bệnh sùi mào gà cũng lây từ mẹ sang con nếu như người phụ nữ bị nhiễm virut sùi mào gà trong thời kỳ mang thai. Đứa trẻ có thể mắc bệnh ngay từ khi trong bụng mẹ (thông qua cuống rốn, nước ối) hoặc lây truyền khi đã được sinh ra (trong khi người phụ nữ trở dạ tiếp đứa trẻ bị tiếp xúc với máu, dịch sản của mẹ hoặc do bú sữa mẹ sau này).

– Virut sùi mào gà tồn tại trong dịch nhờn chảy ra từ các mụn sùi mào gà nên khi có sự tiếp xúc thân mật như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng cá nhân (như bàn chải đánh răng, quần lót, tắm chung bồn…) hoặc vô tình cọ vùng da hở của mình vào các dịch này cũng làm lây nhiễm bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên trường hợp này thường khá hiếm gặp, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số các ca lây nhiễm sùi mào gà.

3.Biểu hiện của bệnh sùi mào gà

Biểu hiện của bệnh sùi mào gà

Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà tương đối dài, tầm từ 3 tuần tới 9 tháng. Điều này rất dễ làm cho nam và nữ giới xem thường, không dễ dàng nhận thấy biểu hiện bệnh sùi mào gà một cách điển hình.

Mới đầu, bệnh sùi mào gà chỉ là mụn bọc nhỏ và mềm, nhô cao trên bề mặt da trông như một vài nhú gai màu hồng đối với đường kính từ 1-2mm, có chân hoặc không chân, bề mặt ráp.

Những nhú gai này không gây ra đau đớn, không ngứa ngáy nhưng ẩm ướt và khá là dễ ra máu khi gặp phải xây xước và đụng chạm.

Về sau, các mụn sùi này sẽ mọc khá nhiều thêm, tiến triển thành một vài gai hoặc lá đối với kích cỡ lên đến hàng cm trông tương tự như súp lơ hoặc mào gà.

Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nam giới Bệnh sùi mào gà ở nam giới thường tập trung chủ yếu ở cơ quan sinh dục nam như rãnh quy đầu, bao quy đầu, vùng quy đầu, đường tiểu. Những đàn ông sẽ thấy bệnh sùi mào gà ở bìu “cậu nhỏ” hoặc có thể còn là khu vực hậu môn nếu có quan hệ tình dục qua đường vùng hậu môn.

Do phụ nữ có sức đề kháng kém hơn nam giới nên giai đoạn ủ bệnh của bệnh sùi mào gà thường hay ngắn hơn và những dấu hiệu, biểu hiện của bệnh mồng gà ở nữ giới cũng rầm rộ hơn.

Các biểu hiện của bệnh mồng gà xuất hiện tập trung trên bộ phận sinh dục nữ như âm đạo, âm hộ, hai môi trầm trọng bé, hậu môn trực tràng và còn có thể là là trong cổ tử cung của chị em phụ nữ.

Không khác như nam giới, sùi mào gà ở nữ giới khá là dễ bị xây xước, ra máu và nhiễm trùng, lây nhiễm sang các bộ phận khác như tay, chân, miệng và vòm họng

Nguy cơ mắc phải

Bệnh sùi mào gà là một căn bệnh phổ biến và thường gặp hơn ở nữ giới. Bệnh xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào. Các nghiên cứu cho thấy bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tâm lí, tình dục của các bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể kiểm soát bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo với ý kiến của bác sĩ để có thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà?

Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh sùi mào gà gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người;
  • Đã từng bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục khác;
  • Quan hệ với bạn tình mà không nắm rõ lịch sử quan hệ;
  • Quan hệ nhiều khi còn trẻ.

4.Nguy hiểm bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà nếu không được phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ phát triển thành ung thư, ung thư cổ tử cung (nữ giới) và ung thư dương vật (nam giới), ung thư vòm họng,… khi mắc virus HPV thuộc típ 16, 18. Sùi mào gà có thể gây biến chứng vô sinh – hiếm muộn bởi khi những tổn thương sùi mào gà phát triển rộng vào bên trong bộ phận sinh dục gây phá hủy mô, tắc nghẽn đường sinh sản khiến cho tinh trùng không gặp trứng để thụ thai. Phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục có thể lây sang cho trẻ trong quá trình sinh sở (sinh thường). Trẻ sinh ra nhiễm virus HPV gây u nhú thanh quản, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống của trẻ.

Vì vậy, nếu có quan hệ tình dục với đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh hoặc thấy vùng kín xuất hiện những u nhú, mụn thịt, viêm loét, chảy dịch… thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để hỗ trợ điều trị kịp thời. Sớm nhận biết những triệu chứng của bệnh sẽ giúp cho việc hỗ trợ điều trị kịp thời và hiệu quả.

5.Phương pháp điều trị sùi mào gà

Có rất nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà, tùy vào mức độ bệnh hoặc trang thiết bị y tế, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị cho từng trường, các phương pháp thông thường là:

Dùng thuốc chấm để làm rụng nụ sùi :

– Chấm dung dịch (Axid trichloaxetic 80-90%): Dùng một que nhỏ hoặc một cái tăm bông, chấm rất cẩn thận một ít dung dịch trichloactic acid lên những nốt sùi cho đến khi sùi này trắng ra. Khi có thai cũng có thể dùng thuốc này, nhưng không được chấm vào cổ tử cung, lỗ niệu đạo hoặc phía trong hậu môn.

– Bôi dung dịch podophyllotoxine 20-25%: Bôi theo cách trên cho đến khi sùi mào gà trở thành màu nâu. Chú ý: podophyllotoxine thường chỉ dùng cho những tổn thương nhỏ ở âm hộ. Chấm mỗi tuần một lần và phải rửa sạch thuốc sau 1-3 giờ (để lâu quá sẽ gây loét da).

Sau khi tổn thương đã khỏi, vẫn cần chấm nhắc lại vùng tổn thương sau một tuần và cần nhắc lại như vậy vài lần. Trong khi dùng thuốc, nếu thấy phản ứng tại chỗ mạnh thì có thể dùng cách quãng lâu hơn rồi mới chữa tiếp. Với bệnh sùi mào gà, cách chữa và dùng thuốc cũng như trên nhưng không được dùng để chữa những tổn thương sùi mào gà bên trong quy đầu

Điều trị sùi mào gà bằng biện pháp đốt điện, áp lạnh, đốt laze truyền thống là sử dụng dòng điện cao tần, thiết bị truyền dẫn nhiệt được đưa áp sát vào vị trí mụn sùi, làm hoại tử mụn sùi và chúng sẽ bong tróc dần ra. Trong quá trình đốt mụn sùi, bệnh nhân có thể cảm thấy đau đớn, “rỉ” máu sau điều trị và dễ bị nhiễm trùng nếu không chăm sóc đúng cách.

– Điều trị sùi mào gà bằng ALA – PDT là phương pháp được đánh giá cao nhất hiện nay, sử dụng ánh sáng huỳnh quang, phản ứng tạo ra oxi hoạt lực tác động đến tổ chức gây bệnh khống chế virus HPV. Phương pháp này chỉ tác động vào vị trí tổn thương mà không làm tổn hại tới những tế bào lành tính xung quanh. Đồng thời kích thích cơ thể sản sinh ra tế bào mới, tăng cường hệ miễn dịch. Ưu điểm vượt trội khi điều trị sùi mào gà bằng phương pháp ALA – PDT là quá trình làm thủ thuật sẽ không gây đau đớn, không để lại sẹo xấu, hồi phục nhanh và không gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.

Sùi mào gà ủ bệnh trong thời gian dài, mặc dù chưa phát tán những triệu chứng bên ngoài nhưng vẫn có khả năng lây lan sang cho người khác, đặc biệt là bạn tình. Vì thế, chữa sùi mào gà cần được tiến hành song song giữa người bệnh và người bạn tình để ngăn chặn bệnh tái nhiễm.

Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn có thêm những kiến thức về bệnh sùi mào gà cũng như cách phòng tránh điều trị bệnh.