Bệnh thủy đậu kiêng gì tốt nhất để nhanh chóng khỏi bệnh?

0
1117

Bị thủy đậu kiêng gì để trẻ mau lành bệnh là câu hỏi của nhiều bà mẹ nếu chẳng may con mình hay người thân mắc bệnh này. Hãy cùng cungreview.com đi tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân bị thủy đậu?

Thủy đậu là bệnh do vius Varicella-zoster gây ra, có thể gặp ở mọi lứa tuổi vì ai cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh. Bệnh dễ lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp khi tiếp xúc với nguồn bệnh như: Nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi, ho, có thể lấy gián tiếp qua việc đùng chung đồ sinh hoạt hàng ngày với người bệnh

Thủy đậu dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, dễ phát triển thành đại dịch và nặng hơn đối với trẻ dưới 5 tuổi hoặc người cao tuổi.

Triệu chứng thủy đậu

Triệu chứng ban đầu của bệnh là hắt hơi sổ mũi, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa. Vài ngày sau xuất hiện những nốt đỏ rải rác ở sau lưng sau đó lan ra khắp chân tay, sau khi nổi lên ở chính giữa có một bọng nước gọi là bào chẩn.

Bào chẩn lớn dần không đều nhau, hình bầu dục chứa nước trong, không mưng mủ, có viền đỏ xung quanh, kéo dài độ vài ngày thì khô và bong ra, nốt này mọc thì nốt kia bay.

Người mắc bệnh thủy đậu kiêng gì?

Người mắc bệnh thủy đậu kiêng gì?
Người mắc bệnh thủy đậu kiêng gì?

Kiêng chỗ đông người

Bệnh thủy đậu là một trong các bệnh lý lây qua đường không khí từ người này sang người khác. Ngay từ khi da xuất hiện các vết đỏ hồng, virus đã có khả năng lây sang những người xung quanh. Vì vậy, trong thời mang mắc bệnh thủy đậu (khoảng từ 1-2 tuần), người bệnh tốt nhất nên tránh xa những chỗ đông người.

Dùng riêng đồ dùng cá nhân

Nhiều người khi mắc bệnh thường băn khoăn không biết bệnh thủy đậu kiêng những gì. Theo các chuyên gia cho biết  Chính vì cơ chế lây lan rất nhanh nhạy, nên khi bị thủy đậu bạn không được dùng chung đồ với người khác: khăn mặt, bát đũa, cốc uống nước, nằm chung giường…

Kiêng gãi, làm vỡ nốt thủy đậu

Để bệnh thủy đậu nhanh chóng được cải thiện, người bệnh tuyệt đối không được gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu. Để hạn chế khả năng này có thể xảy ra khi không kiềm chế được, bạn nên cắt hết móng tay, giữ cho da luôn khô và sạch đồng thời cũng nên mặc các loại quần áo mềm mại để tránh cọ sát vào da. Những nốt thủy đậu khi bị vỡ không chỉ để lại sẹo xấu mà còn làm lan nhanh mụn sang những vùng da khác.

Giữ vệ sinh thân thể

Theo sức khỏe, những người bị thủy đậu nên kiêng nước và gió để tránh làm cho các chất bẩn trên da đi qua các vết loét và thấm sâu gây nhiễm trùng da. Vì vậy, khi bị bệnh, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau người cho sạch. Và cần lưu ý khi lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến các nốt thủy đậu gây vỡ và nhiễm trùng. Sau khi lau, bạn nên sử dụng khăn mềm để thấm khô người.

Bệnh thủy đậu kiêng ăn những gì?

Không chỉ kiêng cữ trong thói quen sinh hoạt, người bị bệnh thủy đậu cũng cần lưu ý kiêng cữ một số loại món ăn, cách chế biến thực phẩm và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh.

Thực phẩm tanh

Các loại thực phẩm tanh bệnh nhân thủy đậu cần kiêng là thịt bò, thịt gà, các loại hải sản như cá, tôm, cua, mực… Một số chất trong các loại thực phẩm này có thể gây kích ứng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục làn da, gây sẹo về sau.

Trái cây có chứa axit

Thông thường, các mụn nước sẽ xuất hiện trong khoang miệng và cổ họng khi bạn bị thủy đậu. Do đó, bạn không nên ăn hoa quả hoặc nước trái cây có múi nếu mụn nước xuất hiện nơi khoang miệng hoặc cổ họng.

Hàm lượng axit cao trong các loại trái cây họ cam có thể gây kích ứng đối với những vết loét này, làm chậm quá trình hồi phục và gây ra cơn đau dữ dội. Bạn cũng nên tránh dùng các thực phẩm có chứa axit xitric, bao gồm thuốc nhỏ cổ họng hoặc kẹo ngậm vì chúng cũng có thể gây hậu quả tương tự.

Đồ ăn cay nóng

Trong quá trình điều trị nên kiêng chế biến cay nóng trong các món ăn bởi tính ôn có thể gây phản ứng phụ khi điều trị thủy đậu như: gừng, hành, tỏi, hành tây, tỏi tây, ớt, hạt tiêu, thì là, cà ri, mù tạt, rau mùi, các loại thịt như thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, ngỗng, lươn, các loại hải sản (tôm, cua, sò, ốc…), trái vải, long nhãn, mận, xoài chín, mít, hồng, anh đào, rau muống, các chất nhiều béo như hạt dẻ, đậu phụng rang, hạt dưa rang, đậu chiên, các loại bánh rán, các thức ăn chiên xào, mỡ động vật…

Kỵ nhất là nhục quế, vì nhục quế có tính đại nhiệt, thuần dương, tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa, quá khô táo, làm tổn hại âm chất, rất nguy hiểm cho bệnh nhân thủy đậu.

Các nguồn thực phẩm arginine

Arginine – một axit amin, có thể giúp thúc đẩy sự sinh sôi của virus. Sự phản ứng này có thể thúc đẩy tình trạng bệnh thủy đậu trở nên nghiêm trọng và kéo dài lâu hơn bạn nghĩ. Do đó, bạn không nên ăn các thức ăn có chứa một lượng lớn arginine bao gồm các loại sô-cô-la, đậu phộng, các loại hạt, bơ đậu phộng và nho khô.

Cà phê, sô cô la

Thức uống cà phê và sô cô la nên kiêng cữ khi bị thủy đậu. Chất caffein và câco sẽ gây cản trở quá trình hồi phục của làn da, gây kích ứng nhiều, khiến các nốt mụn lan rộng và lâu khỏi hơn.

Chất béo chuyển hóa

Nhiều loại thực phẩm đã qua chế biến có chứa chất béo chuyển hóa – loại chất béo nhân tạo mà cơ thể con người gặp khó khăn trong hấp thụ, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim. Cũng vì thế, chất béo chuyển hóa có thể làm tăng tình trạng viêm, do đó ảnh hưởng đến bệnh thủy đậu.

Bạn nên xác định xem thực phẩm đó có chứa chất béo chuyển hóa hay không bằng cách tìm dòng chữ “chất béo chuyển hóa đơn” hoặc “chất béo diglyceride” được in trên bao bì. Bạn cũng cần tránh ăn các loại thực phẩm được chế biến sẵn vì đây là những nguồn thực phẩm chính chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa. Một số thực phẩm này bao gồm ngũ cốc, bánh mì, bánh quy giòn và khoai tây chiên.

Bệnh thủy đậu kiêng gì? luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi mắc phải căn bệnh này. Việc kiêng cữ là rất cần thiết, tuy vậy nên chọn lựa cách kiêng cữ đúng nguyên tắc, luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể, đa dạng chế độ dinh dưỡng để cơ thể hồi phục hiệu quả hơn.