Các nhóm máu hiếm nhất ở Việt Nam và những điều cần biết

0
769

Các nhóm máu hiếm có tỷ lệ xuất hiện rất thấp dẫn đến nguy hiểm cho người sở hữu khi không may bị thương, gặp tai nạn gần truyền máu gấp. Hiểu rõ những thông tin về nhóm máu hiếm giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc bản thân và giúp đỡ những người xung quanh.

Tổng quan về nhóm máu

Các nhóm máu hiếm nhất là nhóm nào?
Các nhóm máu hiếm nhất là nhóm nào?

Bạn đã từng nghe về 4 nhóm máu cơ bản là A, B, AB và O. Thế nhưng bạn có biết từ 4 nhóm này sẽ được chia nhỏ thành nhiều nhóm máu khác? Trong đó sẽ có các nhóm máu hiếm và rất hiếm.

Trước hết, cùng tìm hiểu xem nhóm máu là gì? Nhóm máu được phân định dựa trên các kháng nguyên có trong máu. Các kháng nguyên này có sự khác biệt rõ rệt giữa từng nhóm máu. Nếu một người nhận được máu của người khác có chứa cùng kháng nguyên thì hệ thống miễn dịch sẽ chấp nhận và “sử dụng” máu đó. Ngược lại, nếu sử dụng máu có kháng nguyên khác, hệ miễn dịch sẽ tấn công để “loại trừ” kháng nguyên lạ. Hiện tượng này có thể khiến người nhận tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Trong tế bào hồng cầu nếu có kháng nguyên chúng được coi là dương tính với Rh. Ngược lại, nếu tế bào hồng cầu không có kháng nguyên thì được gọi là âm tính với Rh hay nhóm Rh-. Trên thế giới thì tỉ lệ nhóm máu Rh+ thường cao hơn hẳn nhóm máu Rh-.

Bên cạnh hệ thống phân định nhóm máu A, B, AB, O thì còn hơn 33 hệ nhóm máu khác được sử dụng. Tuy nhiên, các nhà khoa học sử dụng rộng rãi nhất là ABO và Rh – dương/âm. Kết hợp hai hệ thống này với nhau sẽ được 8 nhóm máu cơ bản:

  • Nhóm máu A dương tính (A+)
  • Nhóm máu A âm tính (A-)
  • Nhóm máu B dương tính (B+)
  • Nhóm máu B âm tính (B-)
  • Nhóm máu AB dương tính (AB+)
  • Nhóm máu AB âm tính (AB-)
  • Nhóm máu O dương tính (O+)
  • Nhóm máu O âm tính (O-)

Các nhóm máu hiếm nhất là nhóm nào?

Theo Hiệp hội truyền máu quốc tế, các nhóm máu hiếm là nhóm máu có tỷ lệ dưới 0.1% trong cộng đồng. Nhóm máu dưới 0.01% được gọi là nhóm máu rất hiếm. Do vậy, theo quy ước này thì tùy thuộc vào từng cộng đồng sẽ có nhóm máu hiếm khác nhau.

Ví dụ, ở Việt Nam, nhóm máu Rh – (gồm O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-) chỉ chiếm 0.04% đến 0.07%. Do đó, đây là những nhóm máu hiếm ở nước ta. Trong khi đó, ở Mỹ nhóm máu AB- chiếm tỷ lệ 0.6% lại là nhóm máu hiếm nhất… Các nhóm máu hiếm cũng như nhóm máu phổ biến có thể khác nhau tùy thuộc vào quần thể người.

Người có máu hiếm gặp những vấn đề gì?

Người có nhóm máu hiếm sẽ gặp nhiều rủi ro hơn. Trong số trường hợp như:

  • Khi bị thương, bị tai nạn mất nhiều máu, phẫu thuật cần truyền máu… Thì không phải lúc nào cũng có đủ lượng máu cần thiết cho người bệnh. Nhất là trong trường hợp cấp cứu.
  • Phụ nữ mang nhóm máu Rh- kết hôn cùng người có nhóm máu Rh+. Khi mang thai gặp nhiều nguy hiểm hơn với khả năng sảy thai, đẻ non, trẻ bị dị tật… cao hơn.

Các nhóm máu hiếm luôn là nỗi lo và các bác sĩ và các nhà nghiên cứu. Hiểu rõ các thông tin về nhóm máu này giúp bạn chăm sóc bản thân và có thể giúp ích cho người khác trong trường hợp khó khăn.

Tham khảo thêm các bài viết chăm sóc sức khỏe ngay tại đây:

Khám phá tác dụng của cây xạ đen với sức khỏe

Tổng hợp 7 tác dụng của mướp đắng đối với sức khỏe