Vitamin B12 có công dụng gì? Nó có thực sự cần thiết cho cơ thể không? Bổ sung B12 như nào là đúng cách? Tất cả những thông tin về loại vitamin này sẽ có trong bài viết dưới đây của Cungreview.com, cùng đón đọc nhé.
1. Vitamin B12 là gì?
Đây là loại vitamin chứa khoáng chất coban, có nhiều dạng khác nhau. Nó đóng vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh. B12 có chức năng giúp cấu tạo dây thần kinh được hoạt động tốt hơn.
Nếu cơ thể thiếu hụt loại vitamin này sẽ xảy ra hiện tượng suy giảm chức năng thần kinh. Không chỉ vậy, B12 cũng có lợi cho tiêu hoá và tim mạch.
Chúng ta có thể bổ sung B12 qua những loại thực phẩm quen thuộc như: Cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá hồi, lợn, gà, gan bò, ngao, hàu, trai, cua, tôm hùm, tôm, trứng ngỗng, vịt, phô mai, sữa chua…
2. Công dụng của vitamin B12
Giúp duy trì năng lượng
Vitamin B12 tốt cho sự trao đổi chất. Nó có khả năng chuyển đổi carbohydrate trong thực phẩm thành glucose. Chất này được sử dụng để tạo ra năng lượng. Đây cũng là lý do những người không bổ sung đầy đủ B12 thường hay mệt mỏi, choáng váng.
Bên cạnh đó, nó cũng góp phần không nhỏ vào việc truyền tín hiệu thần kinh giúp luôn cảm thấy cơ thể dồi dào năng lượng.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh
Có thể bạn không biết, việc thiếu hụt B12 thậm chí gây ra rối loạn thần kinh và các bệnh về tâm thần. Bởi như đã nói ở trên, loại vitanin này có khả năng truyền tín hiệu thần kinh. Nó còn có thể bảo vệ các tế bào, giảm nguy cơ thoái hoá thần kinh và một số chức năng khác.
Cung cấp đầy đủ vitamin B12 có thể chữa được chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
Cải thiện tình trạng trầm cảm
Một trong những lợi ích vitamin B12 được nghiên cứu nhiều nhất là khả năng giúp điều hòa hệ thần kinh, làm giảm các rối loạn tâm trạng như trầm cảm và lo âu.
Ngoài ra, vitamin B12 còn cần thiết cho quá trình nhận thức và tập trung. Chính vì vậy, khi bạn thiếu B12, bạn sẽ cảm thấy khó tập trung trong học tập và công việc.
Duy trì sức khỏe tim mạch
Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Vitamin B12 giúp làm giảm mức homocysteine cao, hiện nay được xem là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim.
Bằng cách hạ thấp mức homocysteine trong máu, B12 giúp ngăn ngừa các bệnh tim như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Chăm sóc da, tóc và móng
Vitamin B12 rất cần thiết cho da , tóc và móng tay khỏe mạnh vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào.
B12 làm da không bị khô, viêm, mụn trứng cá và có thể dùng cho da trong bệnh vẩy nến và bệnh chàm. Nó cũng có thể làm giảm gãy rụng tóc và giúp móng tay trở nên chắc khỏe hơn.
Hỗ trợ tiêu hóa
B12 có vai trò trong quá trình sản xuất enzyme tiêu hóa, do đó nó cần cho sự trao đổi chất và sự phân hủy của thực phẩm trong dạ dày.
Ngoài ra, nó còn giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong môi trường đường ruột.
3. Bổ sung vitamin B12 đúng cách
Loại vitamin này nếu không biết bổ sung đúng cách thì cũng không mang lại hiệu quả tốt.
Nhu cầu cũng như liều lượng B12 phụ thuốc vào các đối tượng khác nhau.
– Người lớn: một ngày sử dụng 2mcg B12
– Phụ nữ có thai và cho con bú: một ngày bổ sung 2.6 mcg
– Trẻ em trong giai đoạn chập chững đi nên cung cấp 0.7 mcg B12
– Trẻ em ở tuổi niên thiếu cần khoảng 2 mcg một ngày.
Có thể cung cấp loại vitamin này bằng cách bổ sung qua những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng đã được liêt kê trên bài.
Ngoài ra hiện nay trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng chứa các vitamin tổng hơp có hàm lượng B12 cao.
Hy vọng những thông tin trên bài về vitamin B12 hữu ích với người đọc.