Những điều cần biết về bệnh tiểu đường?

0
693

Biến chứng bệnh tiểu đường gây nên rất nguy hiểm như suy thận, mù mắt, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hoại tử và có nguy cơ tử vong. Do vậy bạn cần hiểu được rõ ràng về căn bệnh này để phòng tránh chữa trị. Hãy cùng cungreview.com tìm hiểu nhé!

1.Định nghĩa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường?

Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

2.Phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ba loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1, là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết.

Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng sẽ xuất hiện rất sớm và ở độ tuổi khá trẻ, thường là ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên.

Chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1. Các bác sĩ cho rằng bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể là do nguyên nhân kết hợp của di truyền và các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, bạn có thể có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu:

Mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tiểu đường tuýp 1.
Tiếp xúc với một số virus gây bệnh.
Sự hiện diện của kháng thể bệnh tiểu đường.
Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, và ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi. Mặc dù chúng không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các nước như Phần Lan và Thụy Điển, có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 khá cao.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 2

Loại bệnh này thường được chẩn đoán ở người trên 40 tuổi, nhưng hiện cũng đang được
chẩn đoán ở những người trẻ hơn, thậm chí cả trẻ em. Các lựa chọn lối sống không lành
mạnh là nguyên nhân chính khiến bệnh này tăng lên ở giới thanh niên.
Ít vận động và lựa chọn thức ăn không phù hợp có thể dẫn đến tăng cân, nhất là quanh bụng. Việc này ngăn cơ thể không thể sử dụng chất insulin đúng cách (kháng insulin), khiến lượng đường trong máu tăng lên. Bệnh tiểu đường loại 2 khởi phát chậm.
Tiểu đường loại 2 di truyền trong gia đình, vì vậy thế hệ con cháu sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Tin vui là có thể làm chậm lại hoặc ngăn ngừa loại bệnh này khi chọn lối sống lành mạnh,
tập trung gia tăng hoạt động thể chất, ăn uống lành mạnh và giảm cân. Vì vậy, nhận thức
được nguy cơ mắc loại bệnh này là rất quan trọng.

Các triệu chứng bị tiểu đường loại 2 có thể bao gồm tiểu tiện thường xuyên, khát nước, nhìn không rõ, nhiễm trùng da, vết thương chậm lành, và cảm giác kim châm và tê ở bàn chân. Thường không có các triệu chứng hay khó nhận ra triệu chứng. Một khi đã được chẩn đoán là mắc bệnh, việc duy trì lượng đường glucose trong máu phù
hợp càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng là rất quan trọng

Các loại khác

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi chuyển dạ.

Các loại tiểu đường khác thì ít gặp hơn, nguyên nhân có thể đến từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác.

3.Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Thường xuyên đi tiểu

Theo chuyên gia sức khỏe, khi nồng độ đường trong máu trở nên quá cao, cơ thể sẽ tự động tìm cách loại bỏ lượng đường này. “Nước đi theo đường, vì vậy bạn sẽ mất lượng nước tiểu lớn”, bà Mary cho biết. Vì vậy nếu đột nhiên đi tiểu quá nhiều mà không có nguyên nhân rõ ràng, ví dụ thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu, bạn nên đi khám bác sĩ.

Hơi thở có mùi khó chịu

Việc mất nước liên quan tới tiểu đường góp phần gây ra tình trạng khô miệng, khiến hơi thở có mùi khó chịu. Miệng khô sẽ không tiết ra đủ nước bọt để rửa trôi vi khuẩn và làm cân bằng độ pH trong miệng.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn kích thích quá trình ketosis – tức là khi cơ thể sử dụng chất béo (thay vì glucose) để tạo ra năng lượng. Ketosis làm phát sinh sản phẩm phụ là ketone – có thể làm hơi thở có vị ngọt hoặc như mùi hoa quả, đôi khi có mùi aceton. Vì vậy, nếu bạn không theo chế độ ăn keto (để đạt được trạng thái ketosis), bạn nên đến gặp bác sĩ để xét nghiệm bệnh tiểu đường.

Thị lực bỗng nhiên mờ

Nhìn mờ là một dấu hiệu phổ biến (nhưng thường bị bỏ qua) của bệnh tiểu đường ở phụ nữ. Nguyên nhân là do chất lỏng có thể hình thành trong tròng mắt khi lượng đường gia tăng trong máu. Khi điều trị tiểu đường và kiểm soát nồng độ đường trong máu sẽ khiến tầm nhìn rõ trở lại.

Các vết thương/bầm lâu lành

Khi bị thương, bệnh tiểu đường cũng khiến vết thương khó lành hơn vì nồng độ đường trong máu cao tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng như Bị tụt cân mất kiểm soát, Thường xuyên mệt mỏi dù ngủ đủ, Nhiễm nấm âm đạo..

4.Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Một số thói quen không tốt trong ăn uống và chế độ sinh hoạt mà nếu bạn không để ý thì về lâu về dài chúng sẽ là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiểu đường. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiểu đường.

Bỏ bữa sáng: Bữa sáng là một trong những bữa ăn quan trọng nhất nhưng chúng ta lại hay bỏ bữa, một phần do lối sống ngày càng bận rộn như hiện nay. Tuy nhiên việc để cơ thể rơi vào tình trạng đói liên tục trong một thời gian dài sẽ khiến lượng insulin trong cơ thể bị gián đoạn và từ đó dẫn đến nguy cơ cao bạn sẽ bị mắc phải bệnh tiểu đường loại 2.

Cơ thể bị mất nước: Cơ thể khi không được cung cấp đủ nước sẽ rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng và mất nước chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đường huyết tăn, vì lúc này lượng đường có trong cơ thể sẽ được tập trung lại một chỗ mà không được giải phóng. Do đó bạn hãy tập cho mình một thói quen uống đủ nước, bình thường một người nếu cân nặng khoảng 50 kg thì cần khoảng 1,5 lít nước/ngày.

Không tập thể dục thường xuyên: Dễ thấy nhất chính là các công việc văn phòng, hành chính thường phải ngồi liên tục. Khi ngồi liên tục hàng giờ liền nhưng lại không có chế độ tập luyện thể dục đều đặn rất dễ dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ bụng và gây nên bệnh tiểu đường. Vì thế với những công việc có tính chất ngồi thường xuyên thì bạn nên đề ra một kế hoạch để tập thể dục đều đặn.

Sử dụng thực phẩm được đựng trong các đồ nhựa: Sử dụng các loại thực phẩm được đựng trong các vật dụng bằng nhựa cũng có khả năng gia tăng bệnh tiểu đường, các hóa chất có trong các vật dụng bằng sẽ gây nên đề kháng insulin và làm tăng huyết áp.

5. Điều trị bệnh tiểu đường

Hiện nay, để việc chữa bệnh tiểu đường đạt hiệu quả, người bệnh cần kiên trì tuân thủ chế độ ăn uống, vận động cũng như phác đồ điều trị của bác sỹ. Dưới đây là một số lưu ý:

Điều trị bằng chế độ ăn uống

Người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý. Cụ thể như sau:

  • Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ. Chỉ ăn thịt tối đa trong 2 bữa, các bữa còn lại nên bổ sung nhiều rau và các sản phẩm ngũ cốc.
  • Loại bỏ các thức ăn nhiều mỡ. Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…
  • Không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Chế biến thức ăn dưới dạng luộc và nấu chín là chính, không rán, chiên, dùng mỡ động vật.

Điều trị bằng chế độ vận động

Theo khuyến cáo của Liên đoàn đái tháo đường thế giới, bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên tập luyện tổng cộng 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 3-5 ngày mỗi tuần hoặc 150 phút/tuần. Loại vận động dẻo dài như đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp, nên đạt đủ cường độ nhằm làm tăng nhịp tim và tần số hô hấp. Khuyến khích tập luyện đối kháng 3 lần/tuần.

  • Tránh các vận động chạy trên thảm, tập kéo dài, chạy bộ, tập luyện chân.
  • Khi xuất hiện các biến chứng bệnh thận, bệnh nhân tiểu đường nên hoạt động từ nhẹ đến vừa, tránh hoạt động cường độ cao.

Điều trị bằng thảo dược

Một số thảo dược rất tốt cho người bệnh tiểu đường điển hình như mướp đắng, nha đam, cây cà ri, cây húng quế, lá xoài… Người bệnh có thể kết hợp bổ sung các thảo được này trong chế độ ăn uống sẽ tốt trong quá trình điều trị.

Điều trị tiểu đường bằng thuốc

Trong bệnh tiểu đường typ 1, các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên không tiết ra được insulin cho cơ thể. Lúc này bệnh nhân cần phải được điều trị bằng insulin.

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, hiện tượng thiếu chất insulin do 3 bất thường giảm insulin, kháng insulin và tăng sản xuất glucose từ gan.Mọi chỉ định về dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ.