Đừng chủ quan nếu thấy kinh nguyệt kéo dài dai dẳng suốt cả tuần vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nguy hại.
Dưới đây cungreview.com sẽ chỉ ra một số nguyên nhân gây ra khiến bạn có thể gặp hiện tượng kinh nguyệt kéo dài là:
1.Mắc bệnh tuyến giáp
Bệnh rong kinh có thể xảy ra khi hàm lượng hormone tuyến giáp giảm thấp trong cơ thể. Do vậy, bạn nên chú ý đi khám ngay khi có triệu chứng kinh nguyệt kéo dài sang ngày thứ 8 để nhận biết cơ thể mình đang có vấn đề gì, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
2. Rong kinh
Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt (bình thường khoảng 50 – 80 ml/ chu kỳ). Hiện tượng này thường gặp ở những bé gái ở độ tuổi thành niên. Thường thì bác sĩ sẽ khám và yêu cầu làm xét nghiệm máu để tìm cách điều trị hiện tượng rong kinh ngày. Nhiều trường hợp còn phải tiến hành siêu âm bụng dưới để quan sát tử cung. Do vậy, nếu bị rong kinh, hãy đi khám phụ khoa để được tư vấn và chữa trị. Việc rong kinh sẽ làm phụ nữ mất máu nhiều, gây thiếu sắt và vitamin cho cơ thể.
3.U xơ tử cung
U xơ tử cung là bệnh rất phổ biến ở phụ nữ. Trung bình, 80% phụ nữ có khả năng xuất hiện ít nhất 1 khối u xơ trước khi 50 tuổi. Căn bệnh này không quá nguy hiểm như ung thư và cũng không có biểu hiện rõ ràng, và một trong những biểu hiện là kinh nguyệt kéo dài. Trong những trường hợp các khối u gây đau đớn hoặc phát triển quá mức, bác sĩ sẽ xem xét phương án phẫu thuật cắt bỏ khối u.
4.Ung thư
Bạn nên thường xuyên đi khám sức khoẻ định kỳ để biết mình có dấu hiệu của bệnh ung thư hay không, nhất là ung thư cổ tử cung. Chảy máu kéo dài hơn một tuần cũng có thể là một trong các dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư nên bạn càng phải đến gặp bác sĩ phụ khoa để kiểm tra sức khoẻ càng sớm càng tốt.
5.Hội chứng buồng trứng đa nang
Những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường có kinh nguyệt kéo dài hơn so với người bình thường. Tình trạng này xảy ra là do cơ thể mất cân bằng hormone, dễ gây vô sinh ở phụ nữ về sau.
6.Tăng prolactin huyết
Tình trạng này thường xảy ra khi lượng prolactin trong máu tăng cao. Prolactin được biết tới là một loại hormone cần thiết cho sự phát triển của ngực, nhất là trong quá trình thai nghén, bởi nó sẽ giúp kích thích cơ thể tiết sữa mẹ nhiều hơn. Thế nhưng, nếu lượng prolactin tăng khi cơ thể không mang thai thì nhiều khả năng là do chứng rong kinh gây ra.
7.Mãn kinh sớm
Độ tuổi mãn kinh trung bình là 47-51 tuổi, nhưng có những người bị tình trạng mãn kinh sớm. Do vậy, nếu đang ở độ tuổi 40-50 mà bị kinh nguyệt kéo dài thì rất có thể đó là dấu hiệu của mãn kinh sớm. Ngoài ra, nếu bị hiện tượng chảy máu hậu mãn kinh (nghĩa là bị chảy máu trong 1 năm sau khi đã mãn kinh) thì cần đi khám chứ đừng cho qua. Có thể là có những thay đổi bất thường trong cơ thể như một số bệnh lý, ung thư.
8.Chảy máu loạn chức năng
Còn được gọi với cái tên là chảy máu tử cung bất thường, hiện tượng này diễn ra là do sự mất cân bằng về hóc-môn trong cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, nó cho thấy một chu kỳ không rụng trứng, nghĩa là buồng trứng không sinh ra trứng nhưng tử cung vẫn có máu chảy ra. Hiện tượng này cũng khá thường gặp ở những phụ ở độ tuổi sinh sản (18 tới 35 tuổi).