Mẹ bị viêm gan B, có được cho con bú sữa không?

0
859
Cungreview.com– Nhiều bà mẹ băn khoăn khi bị viêm gan B có cho con bú được không hoặc trong thời kỳ cho con bú nếu chẳng may bị ốm có nên cho con bú tiếp?
Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới gan, cho tới ngày nay vẫn chữa tìm ra được thuốc điều trị viêm gan B triệt để vì vậy những thông tin về viêm gan B cần mọi người nắm rõ để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân cũng như gia đình bạn.

Theo WHO thì Việt Nam là một trong 9 nước tại Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B đáng báo động. Lây nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam chiếm tỷ lệ từ 10 – 20% dân số. Một trong những con đường chủ yếu lây truyền virus viêm gan B là lây từ mẹ sang con. Con bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sẽ làm tăng khả năng bị xơ gan, ung thư gan trong tương lai. Chính vì vậy mà nhiều mẹ đã chọn chú con bú bình, điều này liệu có tốt cho bé?

Mẹ bị viêm gan B, có được cho con bú sữa không?

Trong nhiều nghiên cứu được lập ra về vấn đề những bà mẹ bị viêm gan B có nên nuôi con bằng sữa mẹ hay không? sau nghiên cứu người ta thu được rằng, viêm gan B không lây qua sữa mẹ nên việc các bà mẹ sinh con bị mắc nhiễm viêm gan B vẫn có thể cho con bú nếu như được điều trị và bảo vệ bằng phương pháp đặc biệt. Sữa mẹ là sản phẩm hoàn hảo với nhiều chất dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, trong sữa còn có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại nhiều bệnh tật vì vậy các mẹ không nên bỏ qua. Không có một bằng chứng nào cho rằng bú mẹ bị nhiễm viêm gan B cao hơn trẻ bú bình. Vì vậy, các mẹ bị nhiễm virus không nên nghĩ rằng mình không nuôi được con bằng sữa mẹ mà bỏ qua nguồn dinh dưỡng này. Tuy nhiên thường thì người ta khuyến cáo không nên cho trẻ bú khi núm vú bị nứt lẻ và có những vết thương hở, có thể mà máu người mẹ vô tình gây nhiễm virus viêm gan B cho trẻ.

Kết quả nghiên cứu của WHO được công bố năm 2009 khẳng định, không có bằng chứng rằng việc con bú mẹ gây tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ cho con và bú mẹ không gây nguy cơ lây nhiễm cao hơn so với bé không bú mẹ, và không đáng kể so với nguy cơ cao hơn do tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể mẹ khi sinh.

Trường hợp bà mẹ đã từng bị viêm gan siêu vi B ( HBV) và đã có kháng thể, có thể chuyển kháng thể thụ động anti-HBs qua nhau thai cho thai nhi, nhờ đó bé sơ sinh được bảo vệ khỏi HBV trong 6 tháng đầu đời, nên bé có thể an toàn khi bú mẹ, dù không tiêm ngừa.

Một nghiên cứu tổng hợp mới đây về đề tài lây truyền Viêm gan B qua sữa mẹ trên 751 trẻ sơ sinh ở nhóm bú mẹ và 873 trẻ sơ sinh trong nhóm không bú mẹ của nhóm nghiên cứu ở Đại học Sun Yat-sen, Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, đến 12 tháng tuổi, 31 trẻ sơ sinh có xét nghiệm dương tính viêm gan B trong nhóm bú sữa mẹ, so với 33 trường hợp dương tính ở nhóm không bú mẹ. Ở giai đoạn 6-12 tháng những đứa trẻ nằm trong nhóm nghiên cứu đều có kháng thể (anti-HBs) gần như nhau và không ghi nhận tác dụng phụ hoặc biến chứng nào khi con bú mẹ.

Do đó, dựa trên những kết quả này, các tác giả nghiên cứu kết luận, “nuôi con bằng sữa mẹ sau khi được tiêm chủng thích hợp không làm tăng rủi ro lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con”. Ngoài ra, một nghiên cứu tại Anh với mẫu 126 bé, cũng cho thấy không có nguy cơ nhiễm viêm gan B cao hơn ở bé bú mẹ so với bé bú sữa công thức.

Ngoài ra người mẹ bị nhiễm viêm gan B trong thời kỳ cho con bú cũng nên có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Tốt nhất là nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng nhằm cung cấp một nguồn sữa đầy đủ chất cho con và để phục hồi chức năng cho gan bị viêm nhiễm, chỉ nên ăn kiêng khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các chất hóa học độc hại, thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.