Sốt phát ban: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

0
693

Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh này tương đối dễ điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu không thực sự hiểu rõ về nó, các bậc phụ huynh có thể vô tình gây nguy hiểm đến con. Bài viết sau Cungreview.com sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân, biểu hiện của căn bệnh này.

1. Sốt phát ban là bệnh gì?

Sốt phát ban là tình trạng nổi các đốm nhỏ trên da. Khi sốt phát ban người bệnh thường cảm thấy nóng ran. Nguyên nhân chủ yếu của nó đến từ virus herpes 6 hoặc 7.

Bệnh này thực chất không quá nguy hiểm. Ở một số trường hợp đặc biệt, nó có thể gây sốt cao và dẫn đến biến chứng. Có nhiều loại sốt phát ban, trong đó có 2 loại phổ biến là ban đỏ và ban đào.

2. Nguyên nhân dẫn đến sốt phát ban

– Như đã nói ở trên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do siêu vi HHV6 (human herpes 6) hoặc do siêu vi HHV6 (human herpes 7) gây nên.

– Khi trực tiếp tiếp xúc với người bệnh, virus cũng có thể lây từ người này sang người kia. Virus cũng có thể lan truyền khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

– Nếu người lớn chưa từng mắc bệnh này mà tiếp xúc trực tiếp với trẻ nhỏ đang phát ban cũng có thể bị ảnh hưởng. Mức độ nghiêm trọng của nó sẽ tùy theo sức đề kháng của người đó. Nếu bạn có sức khỏe tốt thì bệnh không quá nặng.

Nếu không bị phát ban mà chỉ bị sốt nhẹ, thì bạn vẫn có nguy cơ nhiễm virus qua con cái của mình và những thành viên khác trong gia đình của mình thông qua dịch tiết hô hấp, nước bọt.

Sốt phát ban: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

3. Biểu hiện của sốt phát ban

Trước phát ban

Trẻ có biểu hiện quấy khóc. Sau đó, trẻ có biểu hiện sốt. Với từng loại nguyên nhân gây sốt phát ban thì lại có các biểu hiện sốt khác nhau: sốt phát ban do sởi, trẻ thường sốt cao kèm ho, chảy nước mũi và mắt đỏ; sốt phát ban do rubella trẻ chỉ có biểu hiện sốt nhẹ hoặc không sốt.

Trong phát ban

Sau khi trẻ hạ sốt (một đến vài ngày từ khi trẻ có biểu hiện sốt), ban bắt đầu nổi. Lúc này, trẻ sẽ có các biểu hiện khác kèm theo như tiêu chảy, hoặc phân hơi lỏng. Ban thường lan từ mặt xuống cổ, ngực, bụng và các chi hình thành các bọc nước màu đỏ, số lượng từ vài chục đến hàng trăm. Nếu được chăm sóc và điều trị tốt ban thường lưu lại trung bình 3-5 ngày.

Sau phát ban

Nếu được chăm sóc đúng cách sẽ không để lại các vết thâm cho trẻ (ngoại trừ sởi). Trong trường hợp nhiễm khuẩn có thể để lại vết lở loét hình thành sẹo.

Căn bản trẻ trở lại vui chơi bình thường không để lại biến chứng. Nhưng nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây viêm phổi, viêm tai giữa, đi ngoài ra máu hoặc nặng hơn là viêm não.

4. Điều trị sốt phát ban

Thường thì chúng ta không cần làm gì cả, chỉ chờ cho hết bệnh. Tuy nhiên, sốt cao có thể làm cho em bé khó chịu, cha mẹ có thể cho em uống thuốc acetaminophen (Tylenol) hay ibuprofen (Advil, Motrin..) để giảm bớt sốt. Không nên cho em uống aspirin vì có thể làm em dễ bị chứng Reye’s syndrome là một bệnh nặng. Nên cho em bé uống nhiều nước, nằm nghỉ.

Chú ý: Sốt phát ban có thể gây ra sốt rất cao, hơn 103 độ F.’ Khi thấy bé sốt cao vậy, các mẹ nên gọi bác sĩ để bác sĩ thăm khám cho bé để tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị kịp thời. Hoặc trường hợp, trẻ bị sốt quá 7 ngày hoặc ban kéo dài quá 3 ngày, cũng nên gọi bác sĩ.

Hy vọng những thông tin trên bài về sốt phát ban hữu ích với người đọc.