Nhận biết những dấu hiệu thủy đậu để phòng tránh?

0
899

Cungreview.com– Bệnh thủy đậu xảy ra quanh năm, nhưng cao điểm thường rơi vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 6. Vậy bạn đã biết cách nhận biết các dấu hiệu thủy đậu chưa?

Thủy đậu (trái rạ) là bệnh gì?

Bệnh thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, là bệnh do virus gây ra. Bệnh lây truyền rất nhanh, ảnh hưởng đến da và niêm mạc.

Hệ miễn dịch ở người sẽ tự miễn dịch hoặc có tự kháng thể với virus sau khi bị bệnh thủy đậu lần đầu tiên. Tuy vậy, ở những trường hợp hệ miễn dịch yếu, thủy đậu có thể tái phát trở lại, gọi là bệnh zona.

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Virus Varicella Zoster là “thủ phạm” gây ra bệnh thủy đậu, lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Vì vậy đa số các trường hợp mắc bệnh đều do tiếp xúc với người bị thủy đậu thông qua không khí như hít phải nước bọt khi người bị thủy đậu ho, hắt xì hay tiếp xúc với chất dịch bên trong mụn nước. Ngoài ra, việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo hay ăn uống với người bị thủy đậu cũng là một trong những nguyên nhân lây truyền bệnh.

Dấu hiệu thủy đậu cần biết?

Nhận biết những dấu hiệu thủy đậu để phòng tránh?

  • Dấu hiệu thủy đậu đầu tiên là cảm lạnh nhẹ kèm với chảy nước mũi, hắt hơi và ho. Bạn thậm chí có thể bị sốt lên tới 39 độ. Nếu người bệnh tiếp xúc với người bệnh thủy đậu hoặc nhiễm lại thủy đậu (một dạng nhẹ hơn ở những người đã tiêm vắc-xin), triệu chứng cảm lạnh nhẹ có thể được xem là triệu chứng ban đầu của bệnh

• Mẩn đỏ xuất hiện trong ba đến bốn ngày. Ở bất cứ thời điểm nào, các vết lở của mẩn đỏ thay đổi theo các giai đoạn phát triển khác nhau.

• Thông thường các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện trong hai tuần lễ sau khi người ta tiếp xúc với siêu vi khuẩn gây bệnh.

• Đa số sức khỏe người bệnh đều bình phục mà không bị biến chứng, nhưng đôi khi bệnh thủy đậu có thể dẫn tới những biến chứng trầm trọng hơn, chẳng hạn như bị viêm phổi và viêm não. Trong trường hợp hãn hữu, bệnh có thể gây tử vong.

Bệnh lây lan như thế nào?

Bệnh rất truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm

Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.

Bệnh phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

Bệnh thuỷ đậu có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy (thông thường trong vòng 5 ngày từ khi những vết phồng nổi lên).

Biến chứng của thuỷ đậu

Biến chứng của bệnh thủy đậu rất là nhiều, mặc dù đây là một bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn. Tuy nhiên, bệnh có thể có những biến chứng rất quan trọng.

Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não… là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.

Đặc biệt, thậm chí sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thuỷ đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi.

Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh…

Qua những dấu hiệu thủy đậu ở trên, nếu phát hiện thấy bản thân hay những người xung quanh mình có các dấu hiệu mắc bệnh thì bạn nên tham khảo cách điều trị bệnh thủy đậu.