Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Cách đo mạch tim?

0
837

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu là thắc mắc của nhiều người bởi nhịp tim là yếu tố giúp xác định cơ thể có mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch hay không. Hãy cùng cungreview.com tìm hiểu nhé!

1.Nhịp tim bình thường là bao nhiêu?

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nhịp tim khi nghỉ ngơi ở người trưởng thành khỏe mạnh dao động trong khoảng từ 60 – 100 nhịp/ phút. Với các vận động viên chuyên nghiệp, nhịp tim có thể duy trì ở 40 – 60 nhịp/ phút.

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu?
Nhịp tim bình thường là bao nhiêu?

Nhịp tim bình thường của mỗi người có thể thay đổi khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính… và đây là “thông số” quan trọng để đo lường sức khỏe, khả năng chịu đựng, thể lực của mỗi người. Bạn có thể tham khảo bảng số liệu nhịp tim nghỉ ngơi theo tuổi dưới đây cho nam giới và nữ giới.

2. Cách đo nhịp tim của bạn

Để đo nhịp tim, chỉ cần kiểm tra mạch của bạn. Bạn cần dùng 2 ngón tay phải (bao gồm ngón tay trỏ và ngón tay giữa) đặt vào cổ tay trái, vị trí mặt trong cổ tay và 1/3 phía ngoài và đếm số nhịp đập trong 15 giây rồi nhân kết quả với 4 để tính nhịp tim đập trong một phút. Bạn cũng có thể tiến hành đo nhịp tim ở những vị trí khác như là cổ (dưới hàm) bằng cách đặt ngón tay trỏ và giữa lên cổ ở phía bên của khí quản hoặc có thể đo ở bẹn hoặc ngực.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại máy đo nhịp tim tại nhà/đeo tay đang được bán trên thị trường và làm theo hướng dẫn để biết được tim mình đang đập/co bóp như thế nào.

Thời điểm đo thích hợp nhất là khi bạn vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài, nằm yên trên giường và không vận động.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim

Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim gồm:

–  Nhiệt độ không khí: Khi nhiệt độ tăng lên sẽ làm tim bơm máu kém hơn. Từ đó làm số lần tim đập phải tăng lên. Tuy nhiên, nhịp tim này thường chỉ cao hơn mức bình thường từ 5 – 10 nhịp/ phút.

–  Thể trạng: Những người thừa cân béo phì có nhịp tim cao hơn người bình thường. Lúc này tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ máu nuôi dưỡng cho cơ thể.

–  Trạng thái cơ thể: Một số người bệnh bị hạ huyết áp tư thế, nhịp tim sẽ tăng lên trong khoảng 15 – 20s đầu tiên khi đứng dậy đột ngột và trở lại bình thường sau vài phút.

–  Thuốc: Các thuốc ức chế adrenaline như thuốc chẹn beta làm chậm nhịp tim trong khi thuốc trị bệnh cường giáp lại khiến nhịp tim tăng lên.

4. Luyện tập để có trái tim khỏe mạnh

Chăm chỉ tập thể dục

Bạn tập thể dục đều đặn dần làm nhịp tim chậm hơn. Bởi khi hệ tim mạch được củng cố, tim đập chậm hơn.

Bạn nên thực hiện những hoạt động có mức độ vừa phải 150 phút/tuần và những hoạt động cường độ mạnh trong 75 phút/tuần.

Những bài tập thể lực theo tuần nhằm tăng hoạt động của các cơ

Nên tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ trước khi áp dụng các bài tập mới

Giảm cân:

Béo phì là nguyên nhân của bệnh tim mạch. Cơ thể càng phì thì tim càng phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển máu và oxi đi nuôi cơ thể. Vì vậy, giảm cân là cách giúp cho nhịp tim chậm hơn.

Để giảm cân bạn nên ăn ít calo, đặc biệt lúc đói (mức calo phù hợp từ 1 050 – 1 200 đơn vị). Vì với mức calo dư thừa thì cơ thể buộc phải đốt cháy lượng mỡ tích tụ này.

Nếu phải đốt cháy 500 đơn vị calo/ngày có nghĩa là cơ thể chúng ta đã đốt cháy 3 500 đơn vị calo/tuần. Nên duy trì hoạt động này trong khoảng 10 tuần.

Các bài tập aerobic, bài tập thể dục hàng tuần có thể đốt cháy được một lượng calo, lượng calo được đốt cháy tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính và cân nặng.

Giảm căng thẳng:

Những căng thẳng, mệt mỏi kích thích hệ thần kinh giao cảm và có thể làm tim đập nhanh hơn. Có những bài tập thả lỏng như thiền, yoga, thái cực quyền, các kỹ thuật giảm căng thẳng giúp nhịp tim chậm dần theo thời gian.

Không hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích:

Hút thuốc làm cho nhịp tim tăng cao và là nguyên nhân mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác như ung thư.