Những biểu hiện của sốt xuất huyết bạn cần biết?

0
696

Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong cho người bệnh và bùng phát thành dịch trên diện rộng. Cungreview.com sẽ đề cập đến biểu hiện của sốt xuất huyết và cách chăm sóc trẻ khi bị sốt. 

1.Những biểu hiện của sốt xuất huyết ?

Sốt cao khi xuất huyết biến chứng

biểu hiện của sốt xuất huyết

Biểu hiện đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết là tình trạng sốt cao. Sốt (nóng) cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn.

Xuất huyết (chảy máu) khi biến chứng

Xuất huyết dưới da: Làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị xuất huyết ở niêm mạc. Với phụ nữ, khi bị sốt xuất huyết mà tới kỳ kinh nguyệt thì chu kỳ này có thể kéo dài hơn. Kinh nguyệt cũng có thể tới sớm hơn bình thường khi nhiễm bệnh. Với trẻ em, bên cạnh những nốt xuất huyết trên cơ thể thì thường kèm theo bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu…

Nhiều người bị nặng có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa với các biểu hiện là đi đại tiện ra máu, nôn ra máu kèm theo các biểu hiện liên quan đến thần kinh nhức đầu, đau cơ, đau khớp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Giai đoạn sốc

Đây là lúc bệnh đã chuyển nặng thường rơi vào ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Đặc biệt, lúc trẻ em đang hết sốt cao chuyển sang dấu hiệu xuất huyết rõ ràng. Dấu hiệu của sốc sẽ bao gồm: mệt mỏi, li bì hoặc vật vã. Chân tay lạnh.

Khi có các dấu hiệu sau, người bệnh sốt xuất huyết cần được nhập viện điều trị ngay:

– Cơ thể bồn chồn hoặc kích thích, vật vã, li bì…

– Tình trạng nôn tăng.

– Đau bụng, tăng cảm giác đau ở các phần trên cơ thể (nhức hốc mắt, đau nhức cơ thể).

– Tiểu ít đi.- Xuất huyết bất kì chỗ nào: chảy máu chân răng, máu cam, đi tiểu, đại tiện…

Khi đến BV, BS sẽ đánh giá thêm 3 dấu hiệu nữa gồm: phù nề, tràn dịch; gan to; tiểu cầu giảm.

2. Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết

Hầu hết trẻ sốt xuất huyết có thể điều trị ngoại trú và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cha mẹ cần chú ý bù nước cho trẻ bằng nước sôi để nguội, nước trái cây (dừa, cam, chanh…) hoặc nước cháo loãng với muối, tốt nhất là oresol. Trẻ đang sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh, cha mẹ không được tự ý truyền nước để tránh gây sốc, nguy hiểm đến tính mạng. Không ít trường hợp tử vong đáng tiếc là do cha mẹ tự ý mang trẻ đến các phòng khám tư truyền dịch.

Nếu sốt cao trên 38,5 độ C, bé cần uống thuốc hạ sốt chứa paracetamol (tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ), phụ huynh có thể chọn thuốc vị cam dễ uống để trẻ hợp tác hơn, tuyệt đối không dùng aspirin, analgin, ibuprofen vì có thể gây xuất huyết, toan máu. Nếu thân nhiệt của bé vẫn không hạ thì có thể nới lỏng quần áo, lau mát hoặc nằm phòng điều hòa 27-28 độ C.

Về chế độ ăn, các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa nhỏ. Phụ huynh không nên cho bé dùng thực phẩm có màu đen hoặc đỏ sẫm như thanh long, dưa hấu, củ dền… để tránh trường hợp trẻ đi ngoài phân đen hoặc đỏ, gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa. Trẻ cần được nghỉ ngơi, hạn chế vận động trong giai đoạn sốt để tránh xuất huyết nặng.

Đối với trường hợp bệnh diễn biến nặng, nếu bé được nhập viện theo dõi và chăm sóc kịp thời, tỷ lệ tử vong sẽ giảm từ 20% xuống còn 1%.