Những dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai và cách điều trị

0
877

Cungreview.com– Bệnh Giang mai là một bệnh nguy hiểm lây qua đường tình dục. Đây cũng là căn bệnh xã hội khá phổ biến hiện nay nhưng hầu như mọi người có hiểu biết rất ít về nó. Mỗi người cần có những kiến thức nhất định về dấu hiệu bệnh để có thể phát hiện ngay khi có nguy cơ mắc phải.

1. Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là bệnh lây qua đường tình dục (STD) do vi khuẩn lây nhiễm cho da, miệng, cơ quan sinh dục, và hệ thần kinh. Nếu được phát hiện sớm, bệnh giang mai sẽ được chữa dễ dàng và không gây ra bất cứ tổn thương hay hậu quả nào. Tuy nhiên nếu kéo dài mà không được chữa trị có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng đến não hoặc hệ thần kinh và các cơ quan khác, bao gồm cả tim.

2. Triệu chứng bệnh giang mai

Loét không đau: Đây là dấu hiệu nhiễm giang mai đầu tiên có thể quan sát thấy. Nam giới có thể nhận thấy vết loét ở dương vật và ban đầu, nó sẽ không gây đau. Ở phụ nữ, vết loét có thể xảy ra ở ngay cổ tử cung hoặc trên môi ngoài của âm đạo.

Nếu vết loét này phát triển ở môi trong âm đạo, rất khó phát hiện. Ngoài ra, bạn có thể bị nổi ban trên khắp cơ thể.

Sốt: Trong gian đoạn thứ hai của bệnh, người bệnh có thể có các triệu chứng như sốt, loét họng và thậm chí là sưng hạch. Các triệu chứng có thể bắt đầu bằng mệt mỏi và cảm giác khó chịu kéo dài.

Rụng tóc: Các triệu chứng khác của giang mai giai đoạn 2 là rụng tóc, không chỉ trên đầu mà trong một số trường hợp thậm chí là rụng lông mi và lông mày.

Đau cơ: Ngoài sốt và loét họng, người bệnh có thể bị đau khớp dai dẳng ở những bộ phận khác nhau của cơ thể.

Chán ăn: Giang mai có thể gây sút cân ở giai đoạn 2. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn này, người bệnh sẽ thờ ơ với thực phẩm.

Giang mai thần kinh: Giang mai có thể được điều trị bằng kháng sinh. Nếu không được điều trị, nó có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trong giai đoạn 3. Khi vi khuẩn nhiễm vào hệ thần kinh, tình trạng này được gọi là giang mai thần kinh. Bệnh có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể và có thể suy giảm thính lực trong một số trường hợp. Các triệu chứng khác gồm suy giảm trí nhớ, khó nói và run.

Rối loạn thị lực do giang mai thần kinh: Trong một số trường hợp rất hiếm, vi khuẩn giang mai có thể ảnh hưởng tới thị lực do gây phù đĩa thị. Mặc dù trong một số trường hợp cực kì nặng, bệnh có thể gây mù, nhưng thông thường nó gây nhìn mờ.

Rối loạn tim mạch: Vi khuẩn giang mai cũng có thể tấn công vào hệ tim mạch. Trong trường hợp xấu, nó có thể gây đau tim do hẹp mạch máu và viêm động mạch. Điều này xảy ra ở giai đoạn muộn của giang mai và có thể xuất hiện 10-15 năm sau khi bị nhiễm nếu không được điều trị.

Bệnh giang mai có 3 giai đoạn:

Những dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai và cách điều trị

Giai đoạn 1: 

Dấu hiệu bệnh giang mai xảy ra 2 đến 4 tuần sau khi bị nhiễm bệnh, bao gồm lở loét (bệnh hạ cam) ở nơi vi khuẩn vào cơ thể.Vết lở loét này thường xảy ra ở bộ phận sinh dục, nhưng cũng có thể được tìm thấy ở miệng hoặc trực tràng (hậu môn) nếu các bộ phận này cũng có liên quan đến hoạt động tình dục với người bị nhiễm bệnh. Vết lở loét này có thể tự lành sau 1 đến 5 tuần.

Giai đoạn 2: 

Nếu bệnh không được điều trị, các biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 2 bắt đầu 6-12 tuần sau đó. Các triệu chứng bao gồm: sốt, nhức đầu, đau khớp, mất cảm giác ngon miệng, nổi ban (trên bộ phận sinh dục, hoặc miệng, và đặc biệt là trên lòng bàn tay và lòng bàn chân), đau họng, sưng tuyến hạch (nách, háng, cổ), và mệt mỏi. Giai đoạn ngầm này có thể kéo dài nhiều năm mà không có triệu chứng.

Giai đoạn 3:

Bắt đầu khoảng 10-40 năm sau khi bắt đầu nhiễm bệnh. Các triệu chứng bệnh giang mai bao gồm tổn thương tim mạch và não, vấn đề trí nhớ, tê liệt, và vấn đề thăng bằng.

Một số người có thể không gặp bất cứ dấu hiệu bệnh giang mai ở giai đoạn 2 hoặc 3.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

3.Nguyên nhân nào gây ra bệnh giang mai?

Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai là do vi khuẩn Treponema pallidum. Con đường lây truyền phổ biến nhất là qua tiếp xúc với người nhiễm bệnh trong khi quan hệ tình dục. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, vết trầy xước trên da. Trong một số ít trường hợp, giang mai có thể lây từ mẹ mắc bệnh cho con.

Bệnh giang mai không lây lan khi bạn sử dụng chung nhà vệ sinh, bồn tắm, quần áo hoặc các dụng cụ ăn uống với người bệnh.

4.Điều trị bệnh giang mai

Tuy là bệnh nguy hiểm nhưng bệnh giang mai nếu được điều trị bằng những loại thuốc đặc trị thì tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao, miễn là phải được phát hiện sớm và điều trị đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.

Giai đoạn đầu

Lựa chọn đầu tiên cho việc điều trị các bệnh giang mai không biến chứng là một liều duy nhất penicillin G tiêm bắp. Doxycycline và tetracycline cũng là sự lựa chọn thay thế, tuy nhiên không thể sử dụng ở phụ nữ mang thai.Ceftriaxone có thể có hiệu quả tương tự như điều trị bằng penicillin

Giai đoạn biến chứng

Do penicillin G ít xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương cho nên đối với những bệnh nhân giang mai thần kinh nên được tiêm penicillin liều cao vào tĩnh mạch tối thiểu là 10 ngày Nếu bị dị ứng với penicilline thì có thể được sử dụng cetriaxone thay thế.Điều trị tại thời điểm này sẽ hạn chế sự tiến triển hơn nữa của bệnh, nhưng không thể cải thiện các thiệt hại do bệnh đã gây ra.

Phản ứng Jarisch-Herxheimer

Một trong những tác dụng phụ của điều trị là phản ứng Jarisch-Herxheimer.Phản ứng phụ thường bắt đầu trong vòng một giờ sau khi tiêm thuốc và kéo dài trong 24 giờ với các triệu chứng sốt, đau cơ, nhức đầu, và nhịp tim nhanh

5.Biến chứng của bệnh giang mai

Bệnh giang mai gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống. Cụ thể:

  • – Ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày: Khi mắc bệnh giang mai, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, phiền toái bởi những vết lở loét, nốt sần chảy dịch, mụn ở cơ quan sinh dục hoặc trên các vị trí khác trên cơ thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và đời sống của người bệnh.
  • – Bệnh nhân mắc bệnh giang mai không chỉ gây nên những tổn thương cho bản thân họ mà còn dễ lây truyền sang cho vợ/chồng/bạn tình.
  • – Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai, xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào thai nhi gây nên tình trạng đẻ non, sảy thai, thai chết lưu hoặc chết sau khi sinh; trẻ mới sinh ra nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
  • – Bệnh giang mai không chỉ gây ra những triệu chứng bên ngoài cơ thể, khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà xoắn khuẩn giang mai còn có thể xâm nhập vào mạch máu lan truyền đến tất cả các bộ phận khác trên cơ thể. Xoắn khuẩn giang mai tấn công vào hệ thần kinh gây nên viêm màng não, tổn thương đến mạch máu não dẫn đến động kinh, đột quỵ. Giang mai tấn công vào hệ tim mạch gây phình mạch; gây tổn thương mô và nội tạng, phá hoại hệ xương khớp dẫn đến bại liệt, tàn tật, tử vong.
  • – Một số bệnh nhân giang mai thường bị kèm theo mắc các bệnh viêm nhiễm trên hệ thống đường tiết niệu và đường sinh dục, dễ mắc các bệnh lây truyền khác.

6.Cách phòng ngừa bệnh giang mai

– Tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng là cách tốt nhất giúp bạn phòng tránh bệnh giang mai.

– Sử dụng bao cao su khi quan hệ, đặc biệt là quan hệ với các đối tượng lạ.

– Không quan hệ bằng miệng.

– Khi phát hiện bệnh phải điều trị cách lý, ngừng quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm lan rộng.

– Vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục.

– Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để tránh mắc bệnh mà không biết và lây nhiễm cho thai nhi.

– Khi mang thai phát hiện bệnh nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh lây nhiễm sang cho thai nhi. Khi sinh phụ nữ mắc giang mai phải sinh con theo đường mổ để tránh lây nhiễm cho con.

– Hạn chế sử dụng các vật dụng cá nhân chung với người khác.

– Không dùng chung các vật dụng với người mắc bệnh.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được nguyên nhân và biểu hiện của bệnh giang mai qua từng giai đoạn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là bạn cần biết bảo vệ cơ thể mình khỏi những tác nhân nên căn bệnh nguy hiểm này. Hãy quan tâm tới sức khỏe bản thân.