Phượt làng cổ Đường Lâm – Tìm về chốn bình yên giữa phố thị rộn rã

0
1605

Phượt làng cổ Đường Lâm đưa bạn rời xa Hà Nội nhiều bộn bề tìm về làng quê cổ xưa thanh bình yên ả, nơi kiến trúc và văn hóa Việt cổ còn lưu giữ. Phượt làng cổ Đường Lâm cần lưu ý những điều gì? Cùng Cungreview khám phá ngay sau đây.

Làng cổ Đường Lâm – xứ Đoài nhiều hoài niệm

Phượt làng cổ Đường Lâm đi tìm xứ Đoài hoài niệm
Phượt làng cổ Đường Lâm đi tìm xứ Đoài hoài niệm

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”

Những câu thơ trong bài “Tương Tư” của nhà thơ Nguyễn Bính không chỉ mang nặng nỗi niềm nhớ mong của chàng trai trẻ mà còn nhắc đến hai địa danh thôn Đoài và thôn Đông. Trong đó, thôn Đoài được cho là nhắc đến vùng Sơn Tây – một trong Tứ trấn của Thăng Long thuở xưa, nơi mà làng cổ Đường Lâm tọa lạc.

Làng cổ Đường Lâm còn lưu giữ được nét kiến trúc cổ điển của làng quê Việt Nam từ 200 – 300 trước. Nhiều công trình đã dần mai một nhưng vẫn đang được bảo tồn, trùng tu. Phượt làng cổ Đường Lâm bạn sẽ bắt gặp nhiều hình ảnh thôn quê quen thuộc. Từ những mái ngói đỏ tươi đến con đường trải đầy rơm vàng ươm. Xa xa là lũ trẻ chạy nhảy nô đùa dưới bóng mát. Một chốn thanh bình rất khó để tìm thấy giữa thành thị ngày nay.

Di chuyển tới Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 45km về hướng Sơn Tây. Để di chuyển tới đây, bạn có thể đi xe máy theo hướng về Nhổn, quốc lộ 32 tới thị xã Sơn Tây rồi tới ngã tư giao với đường 21. Tại đó có rẽ trái vào cổng làng Đường Lâm.

Ngoài ra, bạn có thể đi xe bus theo chuyến số 70, 71 hoặc 77. Xe 70 và 71 xuất phát từ bến xe Mỹ Đình, xe 77 xuất phát từ Yên Nghĩa. Bạn cân nhắc thời gian và địa điểm để di chuyển cho thuận lợi nhất.

Phượt làng cổ Đường Lâm thăm thú những gì?

Cổng làng Đường Lâm

Đây là một trong những điểm check-in nổi tiếng nhất của làng cổ Đường Lâm. Chiếc cổng làng được xây dựng từ năm 1552 dưới thời Hậu Lê vua Lê Thần Tông. Cổng làng Đường Lâm là công trình đặc trưng cho kiến trúc Việt Cổ. Kết hợp hài hòa với đường làng, giếng nước, gốc đa, ao đình, lũy tre xanh… Không gian xinh đẹp như bước ra từ một bức tranh thủy mặc.

Nhà cổ Đường Lâm

Phượt làng cổ Đường Lâm bạn đừng quên ghé thăm những ngôi nhà cổ còn lưu giữ những kiến trúc độc đáo. Hệ thống nhà cổ nổi bật như nhà cổ ông Vĩnh, bà Điền, bà Lan, ông Huyến, ông Hùng, ông Thể… Những ngôi nhà này hầu hết được xây bằng gỗ, gạch đá ong phủ ngói đã đầy rêu phong với tuổi đời cả thế kỷ.

Ghé thăm những ngôi nhà này, bạn sẽ được thăm thú kiến trúc Việt cổ cùng nhiều di sản văn hóa, lịch sử đang được bảo tồn.

Chùa Mía – Tháp Kính Thiên

Chùa Mía là một trong những ngôi chùa, miếu mạo cổ xưa của vùng đất giàu truyền thống. Tọa lạc trên vùng đất cổ xưa. Chùa Mía lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử của nền văn hóa hàng nghìn năm. Chùa cũng là nơi lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật với 287 tượng thờ bằng đất nung và tượng mộc, tượng độc.

Nếu ghé thăm chùa, bạn cũng đừng quên thăm tháp bút Kính Thiên. Tương truyền tháp Kính Thiên được xây dựng trên mạch âm để trấn giữ cho làng quê được an lành. Tháp có kiến trúc cổ đặc trưng, là một trong những di tích của quốc gia.

Trên đây là những kinh nghiệm phượt làng cổ Đường Lâm mà bạn nên sử dụng trong chuyến đi của mình. Ngoài những địa chỉ thăm thú này bạn có thể ghé thăm đình đài, miếu mạo tại Đường Lâm. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những nét văn hóa, kiến trúc nơi đây.

Xem thêm: Khám phá các danh lam thắng cảnh Hà Nội nổi tiếng

Điểm danh 5 ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam