Cungreview.com– Tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe con người là điều mà ai cũng biết nhưng cụ thể công dụng của lá tía tô gồm có những gì thì không phải ai cũng biết.
Tía tô là một loại cây vô cùng quen thuộc đối với cuộc sống thường ngày. Có rất nhiều người sử dụng lá tía tô để ăn, uống nhưng lại không biết thực chất công dụng lá tía tô đối với sức khỏe của con người như thế nào. Sử dụng lá tía tô nhiều có lợi ích hay tác hại gì với sức khỏe không? Nếu bạn còn chưa nắm rõ về tác dụng lá tía tô hãy tham khảo ngay nhé.
Cây tía tô thuộc họ hoa môi, có tên gọi khoa học là Perilla frutescens. Ngoài ra loại cây này còn có một số tên gọi khác là tô ngạnh, tử tô hay tô diệp. Lá tía tô có các đặc điểm: mép hình răng cưa, mọc đối xứng, thường có màu tím hoặc xanh.
7 tác dụng của lá tía tô với sức khỏe
Bệnh đường hô hấp – hen suyễn
Trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần được xuất bản trong tạp chí “Archives of Allergy and Immunology” vào tháng 6 năm 2000, đã kiểm tra ảnh hưởng của dầu hạt tía tô cho những người mắc bệnh suyễn. Vào cuối tuần thứ tư, những bệnh nhân dùng dầu tía tô đã gia tăng đáng kể năng lực phổi và tăng cường khả năng lưu thông khí. Các nhà nghiên cứu cho rằng dầu hạt tía tô có lợi cho bệnh hen suyễn, ngăn chặn sự sản xuất leukotriene, chất chống viêm có liên quan đến giảm chức năng hô hấp.
Chống viêm – chống dị ứng
Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh hiệu quả của tía tô trong điều trị chứng nhạy cảm, dị ứng theo mùa và hen suyễn. Tất cả nhờ các thành phần tuyệt vời của nó bao gồm quercetin, acid alpha-lineolic, luteolin và rosmarinic acid, perilla có thể ức chế trực tiếp sự phóng thích histamine từ tế bào, giảm cytokine gây viêm và viêm da tiếp xúc.
Chống oxi hóa
Tinh dầu tía tô Perilla dễ bay hơi, chứa chất chống oxy hoá aldehyde, giúp ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra đối với tế bào và DNA của bạn. Dầu hạt tía tô đang được sử dụng phổ biến để giúp bảo quản, khử trùng thức ăn nhờ khả năng chống ô xy hóa.
Lá tía tô có công dụng chữa Gout
Với người bị bệnh gout có thể đề phòng căn bệnh này bệnh tái phát rất hiệu quả bằng cách ăn lá tía tô như rau sống trong các bữa cơm hàng ngày. Còn khi lên cơn đau bị sưng tấy lên, công dụng lá tía tô sẽ giúp giảm đau nhanh bằng việc áp dụng một trong hai cách sau: nhai và nuốt loại lá này hoặc uống nước lá tía tô (bằng cách rửa sạch và nấu với với khoảng 300ml nước).
Công dụng lá tía tô để trị dạ dày
Lá tía tô có công dụng điều trị dạ dày bằng cách giảm sự gia tăng axit dạ dày nhờ vào hai thành phần là tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét ở dạ dày.
Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị dạ dày bạn nên dùng ở dạng nước sắc. Bởi khi ở dạng nước cơ thể sẽ hấp thu nhanh hơn; giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt hơn và giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tác dụng của lá tía tô có thể giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, bụng sôi và ngăn ngừa trào ngược acid và chống co thắt hiệu quả.
Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng tía tô
Một trong những tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh là trị ho cho bé. Các ghi chú về Đông Y mô tả lá tía tô có tác dụng bổ tỳ vị, giảm ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lá tía tô cũng có tác dụng long đờm nên rất có ích cho trường hợp trẻ sơ sinh bị ho có đờm.
Tác dụng lá tía tô với da
Hẳn nhiều người còn chưa biết đến tác dụng lá tía tô đối với việc làm đẹp. Tuy nhiên uống lá tía tô hàng ngày có thể giúp trắng da, tăng độ ẩm và chống lão hóa da. Cách làm là dùng lá tía tô rửa sạch, phơi khô và khi dùng thì pha như pha trà để uống. Đồng thời hãy nấu cành và lá tía tô tươi rồi hòa vào nước tắm (khoảng 3 lần/tuần) để đạt được hiệu quả như mong đợi.