Thịt chua Phú Thọ – đặc sản ngon nức tiếng vùng đất tổ

0
819

Thịt chua Phú Thọ là một trong những đặc sản độc đáo của vùng đất tổ. Nó được chế biến từ thịt lợn lửng đi cùng một số gia vị quen thuộc. Cùng Cungreview khám phá kĩ hơn món ăn ấn tượng và hấp dẫn qua bài viết dưới đây.  

1. Một số lưu ý khi lựa chọn nguyên liệu 

Để làm ra được món thịt chua ngon đúng điệu, một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là khâu lựa chọn nguyên liệu. Đối với thịt lợn, cần đặc biệt chú trọng vào phần vai, thăn và mông. Nên chọn lợn tươi ngon khi vừa mới được mổ xong. 

Điều này đảm bảo thành phẩm sẽ mềm, ngon và chất lượng. Nếu chọn những vùng thịt khác sẽ có nhiều gân. Sau khi chế biến xong ăn sẽ rất dai.

Sau công đoạn chọn thịt, đừng quên làm sạch sẽ nguyên liệu, lọc hết phần gân còn dính. Mang thịt nướng trên chảo gang. Đây là một trong những bước quan trọng để quyết định chất lượng thành phẩm của bạn.

Ngày nay người ta thường chuộng phương pháp nướng chín thịt trước khi làm chua. Nhưng ngày xưa các cụ sẽ làm hoàn toàn từ thịt sống luôn. Lưu ý phải nướng chín hoàn toàn phần bì và mỡ giòn.

Thịt chua Phú Thọ - đặc sản ngon nức tiếng vùng đất tổ

2. Cách làm thịt chua Phú Thọ 

Bước 1 

Sau khi chọn được nguyên liệu đạt chất lượng, làm sạch thì tiến hành lọc hết gân và đem nướng trên chảo gang. Đây là khâu đặc biệt quan trọng vì nó quyết định hương vị, chất lượng của món thịt chua.

Phần thịt nạc thì được pha ra từng khổ và chỉ nướng chín bề mặt ngoài vì phần thịt sống còn lại sau khi tẩm ướp gia vị sẽ tự nên men và tự chín. Chính nó tạo ra hương vị đặc trưng của thịt chua.

Bước 2

Sau khi chuẩn bị xong phần nguyên liệu chính là thịt thì tiếp theo là phần rang thính. Đối với thịt chua thì thính là nguyên liệu không thể thiếu được.

Sau khi chọn được gạo, ngô loại ngon, sạch thì đem rang đều tay. Nếu rang non quá thì thính không thơm, còn già lửa thì thính lại bị khét.

Bước 3

Thịt được trộn đều với gia vị xong thì cho vào ống nứa (theo cách truyền thống) hoặc hộp nhựa. Theo kinh nghiệm, nên chọn ống nứa là loại bánh tẻ, không già quá cũng không non quá.

Đặc biệt, quá trình nhồi thịt vào ống nứa cũng được nhồi chặt, đảm bảo không còn không khí ở trong ống vì đây là quá trình nên men yếm khí hay còn gọi là kỵ khí.

Còn lớp đáy và lớp ngoài cùng của ống nứa được lót lá ổi nhằm chống ẩm, mốc và giúp cho quá trình lên men tốt hơn.

Bước 4

Sau khi nhồi xong thịt vào ống nứa thì đem ủ khoảng 3 – 4 ngày thì ăn được. Thịt chua thường được ăn kèm với lá sung, lá đinh lăng, lá nhội, lá ổi.

Khi ăn có vị bùi bùi của thịt, sần sật của bì nướng hòa quện với vị chua chua của vị thính đã lên men, vị chát ngọt của lá cây rừng hòa vào vị cay của tương ớt.

3. Cách thưởng thức thịt chua Phú Thọ đúng điệu 

Thịt chua Phú Thọ thường ăn kèm với bánh tráng, lá sung, lá ổi, lá đinh lăng… và chấm cùng tương ớt hạt tiêu.

Ngoài ra có thể kèm rau húng, bạc hà, rau mùi tùy thích. Thịt chua không ăn cùng với nước chấm pha loãng mà phải chấm với tương ớt mới đúng điệu.

Ăn đến đâu tưởng như quên trời quên đất đến đó. Bởi đó nên cái vị béo ngậy của mỡ lợn lửng, cái vị ngọt của thịt nạc, cái vị giòn của bì, vị mặn vừa của gia vị ướp cùng, pha lẫn vị chua lên men tự nhiên, rồi vị cay cay của ớt, vị chát của các loại rau. Và đọng lại sau cùng là vị thơm lừng của thính mới hấp dẫn đến vậy. 

Hy vọng những thông tin trên bài về thịt chua Phú Thọ hữu ích với người đọc.