Niêm mạc tử cung dày quá là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ vì gây ra tình trạng khó thụ thai, vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ. Cùng cungreview.com đi tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân khiếm niêm mạc tử cung dày?
Niêm mạc tử cung dày hay còn gọi là tăng sinh niêm mạc tử cung thường do rối loạn nội tiết tố (thiếu hụt progesterone) gây ra. Hiện tượng này thường gây tình trạng rong kinh (vì niêm mạc tử cung dày và gây chảy máu nhưng không đủ chất hoocmon để cầm máu, do đó tình trạng chảy máu dây dưa, kéo dài). Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể gây ra tình trạng vô kinh (thứ phát) kéo dài, do hoàng thể (vỏ trứng còn lại sau khi đã phóng noãn) không bị thoái hoá, vẫn sản sinh hoocmon sinh dục hoặc do buồng trứng và các tuyến nội tiết khác hoạt động “bất thường” làm cho niêm mạc tử cung cứ dày lên, không chịu bong ra (mà không phải do có thai).
Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có kinh?
Các bạn nữ khi đến tuổi dậy thì, mỗi tháng âm đạo thường ra máu vài ngày, hiện tượng đó được gọi là kinh nguyệt. Mỗi tháng các bạn nữ sẽ có kinh một lần do sự bong của niêm mạc tử cung gây ra tình trạng ra máu và máu đó người ta gọi là máu kinh nguyệt. Cùng với chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi của niêm mạc tử cung trong suốt chu kỳ kinh mà ít chị em phụ nữ quan tâm đến.
Nếu không diễn ra sự thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bong tróc và được đẩy ra ngoài cơ thể gây nên hiện tượng hành kinh. Còn nếu trứng về làm tổ, các hormone thai kỳ sẽ tác động làm lớp niêm mạc này dày hơn và thay đổi cấu trúc để phù hợp cho sự phát triển của phôi và nhau thai.
Độ dày niêm mạc tử cung theo các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt như sau:
Giai đoạn đầu chu kỳ (sau khi hết kinh): niêm mạc tử cung thường dày từ 3-4 mm
Giai đoạn phát triển (giữa chu kỳ kinh nguyệt, gần thời gian rụng trứng): niêm mạc tử cung có độ dạy khoảng 8-12 mm
Giai đoạn chế tiết (trước khi có kinh): niêm mạc tử cung dày khoảng 12-16 mm
Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?
Theo chuyên gia sức khỏe, Ngược lại với tình trạng niêm mạc tử cung mỏng, niêm mạc tử cung dày, còn gọi là tăng sinh niêm mạc tử cung, thường do hàm lượng estrogen dư thừa quá mức cho phép và được xác định nếu niêm mạc tử cung dày hơn 20mm.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân cản trở quá trình mang thai của bạn vì hiện tượng này làm mất cân bằng hormone của niêm mạc tử cung và gây ra rong kinh, vô kinh thứ phát kéo dài,…
Bên cạnh đó, niêm mạc tử cung dày cũng có thể chỉ là triệu chứng của một trình trạng khác tiềm ẩn như buồng trứng đa nang, rối loạn phóng noãn,… khiến bạn chậm có con.
Điều trị niêm mạc tử cung dày
Hiện nay đa số các trường hợp bệnh nhân tăng sinh niêm mạc tử cung (niêm mạc tử cung dày) thường được điều trị bằng thuốc nội tiết progesterone. Mỗi đợt điều trị bệnh nhân uống thuốc từ 10-12 ngày/ 1 tháng, bệnh nhân uống thuốc từ 3-6 tháng.
Thông thường bệnh nhân niêm mạc tử cung dày thường gây hiện tượng rong kinh. Nguyên tắc điều trị niêm mạc tử cung dày chủ yếu bằng phương pháp hoạt huyết, hóa ứ giúp điều hòa kinh nguyệt, điều hòa nội tiết tố nữ, cân bằng âm dương. Khi chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn, cơ thể người phụ nữ trở nên khỏe khoắn hơn, một số hóc môn sinh sản vì thế cũng được hình thành một cách cân bằng. Do vậy lớp niêm mạc tử cung cũng dần dần đạt độ dày ở mức độ cho phép. Khi đó cơ hội thụ thai sẽ tăng lên, cũng như khả năng nuôi dưỡng thai nhi tốt. Ngoài ra trong quá trình điều trị bệnh nhân nên hạn chế tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành, các sản phẩm tăng cường estrogen.