Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

0
674

Trào ngược dạ dày là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người bệnh. Cùng Cungreview tìm hiểu kĩ hơn bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân trào ngược dạ dày 

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này chính là sự thất bại của cơ thắt thực quản dưới. Ở những bệnh nhân khỏe mạnh, cơ thắt thực quản có một van ngăn chặn dịch mật, enzyme và axit dạ dày đi ngược vào thực quản nơi chúng có thể gây bỏng và viêm thực quản.

Các yếu tố có thể bệnh:

– Bị thoát vị trong thời gian ngắn, làm tăng khả năng gây trào ngược do các yếu tố cơ học và vận động.

– Béo phì: tăng chỉ số khối cơ thể có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.

– Hội chứng Zollinger-Ellison , có thể gây tăng độ axit dạ dày do quá trình sản xuất gastrin.

– Lượng canxi tăng cao đột xuất trong máu, có thể làm tăng gastrin, dẫn đến tăng axit.

– Xơ cứng bì và xơ cứng hệ thống có thể làm rối loạn chức năng thực quản.

– Việc sử dụng các loại thuốc như prednison.

– Bệnh nội tạng hoặc Hội chứng Glénard, làm xáo trộn và khả năng di chuyển của axít dạ dày.

2. Dấu hiệu trào ngược da dày 

2.1. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

– Ợ hơi thường xuyên là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

– Có cảm giác nóng rát từ dạ dày (vùng thượng vị), dưới xương ức lan lên cổ.

– Ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua trong miệng.

Nếu ăn no quá, ta sẽ bắt gặp các triệu chứng này, khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm.

2.2. Buồn nôn, nôn

Buồn nôn bắt đầu tự sự trào ngược của axit vào họng hoặc miệng, kích thích họng miệng gây cảm giác buồn nôn.

Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế khi ngủ và khi hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.

2.3. Đau tức ngực thượng vị

Bạn có thể có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay.

Nguyên nhân do axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực.

2.4 Khó nuốt

Xuấ hiện dấ hiệu phù nề, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản.

Vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.

2.5. Khản giọng và ho

Do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày.

Người bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị khản giọng do dây thanh phù nề, khó nói. Lâu ngày sẽ thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.

2.6. Miệng tiết nhiều nước bọt

Cơ chế tự bảo vệ của cơ thể là miệng tiết nhiều nước bọt.

Ngoài 6 dấu hiệu trào ngược dạ dày phổ biến trên, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như khó tiêu, đầy bụng, hen suyễn viêm phổi,…

3. Cách điều trị trào ngược dạ dày 

Điều cần thiết nhất, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và hạn chế các thực phẩm mang tính chua và béo.

Ngoài ra, hãy nói không với các loại thuốc như aspirin vì chúng có thể làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn.

Một số loại thuốc trào ngược dạ dày cũng có tác dụng giảm axit như:

– Thuốc ức chế thụ thể H2 (như Ranitidine hoặc Famotidine): ngăn ngừa hoặc ức chế sự tiết axit dạ dày. Các loại thuốc này có thể được sử dụng trước khi ăn để ngăn ngừa ợ nóng.

– Thuốc ức chế bơm proton – PPIs (như Omeprazole): cũng có tác dụng ức chế dạ dày tiết axit và có tính hiệu quả cao hơn thuốc ức chế thụ thể H2 và các loại thuốc kháng axit khác.

Trong những trường hợp kháng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định bạn gặp bác sĩ phẫu thuật để thực hiện một ca phẫu thuật gọi là phẫu thuật thắt đáy vị để tăng cường sức mạnh của cơ vòng dưới của thực quản.

Hy vọng những thông tin trên bài về trào ngược dạ dày hữu ích với người đọc.