Viêm họng ở trẻ và những cảnh báo khôn lường. Viêm họng cấp ở trẻ em là căn bệnh chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh lý về đường hô hấp hiện nay. Với trẻ em, cần được phát hiện và điều trị bệnh viêm họng cấp sớm để hạn chế biến chứng xấu có thể xảy ra do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện. Hiểu về nguyên nhân, triệu chứng viêm họng cấp giúp các bậc phụ huynh nhận diện và điều trị bệnh hiệu quả. Hãy cùng cungreview.com tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
1. Viêm họng ở trẻ em là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Viêm họng ở trẻ em phổ biến hơn ở người lớn do sức đề kháng còn yếu, khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh chưa cao. Căn cứ vào mức độ bệnh, viêm họng ở trẻ được chia thành:
Viêm họng cấp ở trẻ em: Là tình trạng bệnh khởi phát đột ngột và được cải thiện, thuyên giảm rõ rệt sau 7 – 10 ngày.
Viêm họng mãn tính ở trẻ em: Là tình trạng bệnh kéo dài không khỏi, có xu hướng tái phát nhiều lần. Bệnh được chia thành viêm họng hạt và viêm họng mủ.
- Viêm họng mủ ở trẻ em: Là một dạng biến thể nặng của viêm họng với đặc trưng bởi sự tụ mủ khu trú tại vòm họng. Trẻ mắc viêm họng mủ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe cổ họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản cấp, thậm chí là viêm phổi…
- Viêm họng hạt ở trẻ em: Là tình trạng viêm nhiễm kéo dài, tái phát nhiều lần ở niêm mạc họng khiến các mô lympho ở thành sau họng phình lên, tạo thành các ổ trùng.
Lưu ý, mỗi dạng viêm họng lại có những biểu hiện khác nhau do vậy, để điều trị bệnh hiệu quả, bố mẹ cần “nằm lòng” kiến thức về bệnh. Ngoài ra, cần quan sát trẻ thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh sớm.
2. Triệu chứng viêm họng ở trẻ em cha mẹ cần chú ý
Các triệu chứng viêm họng ở trẻ em rất dễ nhận biết, ngay khi bệnh bắt đầu “tấn công” trẻ sẽ xuất hiện ngay những dấu hiệu này:
- Ngứa rát cổ họng
- Ho khan, tần suất ho theo thời gian dai dẳng hơn
- Đau đầu, choáng váng
- Thân nhiệt cao trên 38 độ C
- Hạch cổ họng sưng, có thể cảm nhận khi sờ, nắn
Ngoài ra, trẻ bị viêm họng cũng có thể gặp các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, mất tiếng, suy nhược cơ thể. Trong trường hợp viêm họng ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần quan sát nhưng biểu hiện bất thường của bé như quấy khóc, sốt cao, kém bú, chán ăn, cổ họng ửng đỏ, nổi hạch,… Bởi trẻ sơ sinh không thể nói bé bị đau ở đâu. Bằng việc quan sát cẩn thận, các bậc phụ huynh có thể phát hiện ra bệnh ở bé từ đó giúp chăm sóc bé dễ dàng hơn.
Lưu ý, bố mẹ cũng cần đưa bé đi khám ngay nếu gặp các trường hợp:
- Sốt viêm họng ở trẻ dưới 3 tháng tuổi kèm với các triệu chứng khó chịu, nhịp thở nhanh, chảy dãi nhiều, bé từ 3 – 6 tháng tuổi sốt trên 38 độ C, bé trên 6 tháng tuổi sốt ở 39 độ C.
- Bé đau cả khoang miệng, cổ họng có dấu hiệu sưng đỏ, không thể mở to miệng vì đau, thở khó khăn, kém ăn, quấy khóc liên tục.
- Trường hợp bé bị nhiễm khuẩn cổ họng tới mức không thể ăn, uống được bất cứ thứ gì, sốt cao, khó thở, chảy dãi liên tục.
Nếu thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ, bố mẹ cần đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh để lâu bệnh phát triển phức tạp, khó điều trị.
3. Cách chữa viêm họng cho trẻ bằng mẹo dân gian
So với việc sử dụng thuốc Tây chữa viêm họng cho trẻ với nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn, nhiều phụ huynh có xu hướng tìm tới các phương pháp chữa bệnh bằng mẹo dân gian.
Các mẹo này sử dụng nguyên liệu tự nhiên có sẵn nên an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân, nhất là với trẻ em. Một số mẹo dân gian chữa viêm họng được áp dụng nhiều nhất phải kể tới:
- Chữa viêm họng cho trẻ bằng quất hấp đường phèn: Bố mẹ có thể cắt đôi quả quất, thêm chút đường phèn rồi chưng cách thủy trong 30 phút. Sau đó chắt lấy nước cho bé uống từ 2 – 3 muỗng/ lần, thực hiện đều 3 lần/ ngày để có hiệu quả tốt nhất.
- Chữa viêm họng cho trẻ bằng lá húng: Bố mẹ chỉ cần lấy khoảng 1 nắm lá húng chanh tươi rửa sạch, thêm 20g đường phèn đem chưng cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho bé uống thường xuyên sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
- Chữa viêm họng cho bé bằng cam nướng: Chỉ cần dùng một quả cam nướng trong lò hoặc trực tiếp trên lửa nhỏ trong 10 phút. Sau đó cho bé ăn từ 2 – 3 múi sẽ giúp long đờm, giảm ho hiệu quả.
Trên đây là một số cách chữa viêm họng tại nhà. Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể tham khảo bài thuốc về cách trị nhức răng tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên trước khi áp dụng cần đi khám để biết rõ tình trạng của mình. Đồng thời bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất.