Viêm nang lông là bệnh gì, có điều trị dứt điểm được không?

0
528

Viêm nang lông là một trong những bệnh về da dễ gặp nhất hiện nay. Tuy nó không có tính chất nguy hiểm nhưng mang lại cảm giác đau, ngứa và rất khó chịu. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây của Cungreview.com.

1. Nguyên nhân bệnh viêm nang lông 

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là do nhiễm trùng nang lông. Cũng có thể do một số biến chứng xấu ở da.

Ngoài ra, một số nguyên nhân phổ biến khác như:

– Viêm da, xuất hiện nhiều mụn trứng cá

– Lông mọc ngược

– Do kí sinh trùng trên da hoặc virus

– Vết thương do tai nạn hoặc nhiễm trùng khi phẫu thuật

– Tổn thương nang lông, lỗ chân lông bị tắc nghẽn

– Trang phục không phù hợp khiến da bị cọ xát. Cạo lông không đúng cách

2. Triệu chứng viêm nang lông 

Nổi mụn đỏ

Mụn đỏ chính là dấu hiệu đầu tiên của bệnh này. Những vùng da bị viêm nang lông sẽ nổi lên từng đám mụn đỏ. Chúng có thể gây ngứa, đau và mất thẩm mỹ.

Nặng hơn, mụn này dễ mưng mủ, nhiễm trùng. Thậm chí là u nang hoặc áp xe.

Mụn đầu trắng

Nếu bạn thấy trên da nhiều mụn đầu trắng, đây là triệu chứng của viêm nang lông đã bị tắc hoàn toàn và viêm nhiễm nặng. Lúc này, mụn thông thường đã hình thành bọc mủ nằm sâu bên trng da. Mụn đầu trắng mang lại cảm giác đau, nhức. Nó cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. 

Mụn đầu trắng cũng là bước đầu dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác về da. Tuyệt đối không tự ý nặn mụn. Hãy dùng một chiếc khăn ẩm đắp lên vùng da đang tổn thương.

Viêm nang lông là bệnh gì, có điều trị dứt điểm được không?

Mụn đầu đen

Đây là một trong những biểu hiện của chứng bệnh tắc lỗ chân lông khiến vùng da trở nên xấu xí hơn nhiều. Nguyên nhân do những sợi  lông quá yếu không thể vươn ra khỏi phần da dày khiến hệ bài tiết qua da bị tắc nghẽn nghiêm trọng.

Triệu chứng này có thể gây nguy hiểm hơn vì chúng có thể phát triển sâu trong da có thể dẫn tới các nốt sần hoặc u nang gây đau đớn và khó khăn trong quá trình điều trị.

3. Cách điều trị viêm nang lông

Điều trị bằng phương pháp dân gian 

Dùng muối:

Muối được biết đến như một trong những nguyên liệu kháng khuẩn cao. Nó có thể hạn chế bã nhờn, giúp lỗ chân lông trên da thoáng hơn. Từ đó, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Cách thực hiện:

– Trộn 1 thìa muối với 1 thìa sữa chua không đường 

– Làm ẩm da rồi nhẹ nhàng massage hỗn hợp đã chuẩn bị lên da khoảng 15 phút. 

– Áp dụng mỗi ngày khoảng 2 lần sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện sau 1 thời gian. 

Sử dụng dầu dừa: 

Đây không chỉ là một phương pháp thuần dân gian. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng dầu dừa là kẻ thù số một của viêm nang lông. Trong nguyên liệu này có chứa linoic với tác dụng loại bỏ vi khuẩn trên da. Ngoài ra, acid lauric tăng khả năng kháng viêm, ngừa nhiễm trùng.

Cách thực hiện:

– Hòa 4 muỗng dầu dừa với 1 muống nước cốt chanh. 

– Vệ sinh da thật sạch rồi bôi hỗn hợp đã chuẩn bị lên vùng da mắc bệnh. 

– Massage nhẹ nhàng cho các tinh chất thấm vào da trong khoảng 10 phút rồi vệ sinh lại bằng nước ấm. 

– Áp dụng 2 lần mỗi tuần để thấy sự cải thiện. 

Điều trị bằng thuốc theo chỉ định bác sĩ

– Bạn có thể sử dụng kem dưỡng da. Tuy nó không có tác dụng chính để ngăn ngừa bệnh này nhưng sẽ khiến cảm giác đau nhức, ngứa ngáy giảm rõ rệt.

– Với những trường hợp viêm nhiễm có thể dùng thuốc kháng sinh. Một số loại hay được bác sĩ khuyên dùng như: Phisoderm, benzoyl peroxide, levofloxacin, …

– Nếu bạn bị nấm da, sử dụng các loại thuốc trị nấm như: Fluconazole, lotrimin và ketoconazole, … 

– Trong môt số trường hợp viêm nang lông nặng có dấu hiệu tăng bạch cầu ái toan, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc kháng virus. Tuy nhiên, nó hay gặp với các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS hơn.

Hy vọng những thông tin trên bài về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm nang lông hữu ích với người đọc.