Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng lớp màng trong suốt trên bề mặt lòng trắng bị viêm gây sưng đỏ như tơ máu và kết mạc kèm. Bệnh này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu ở mắt. Kèm theo nhiều triệu chứng và biến chứng liên quan đến thị giác. Cùng Cungreview tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này ngay sau đây.
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ
- Do Virus Adeno: Nhóm virus này là nguyên gây bệnh gây bệnh phổ biến nhất. Chúng rất dễ lây lan giữa người bệnh và người lành. Nhất là khi người lành tiếp xúc nước mắt bệnh nhân; Hoặc tiếp xúc gần khi người bệnh ho, hắt hơi do bị viêm họng hay cảm cúm đi kèm. .
- Do vi khuẩn: Vi khuẩn Staphylococcus, Haemophilus Influenzae … Những vi khuẩn này gây ra những tổn thương nặng cho mắt nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh đau mắt đỏ do nhóm vi khuẩn này lây qua dịch tiết nước mắt hoặc vật dụng dính dịch tiết mắt.
- Do dị ứng: Người mắc bệnh dị ứng với bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc, … có thể mắc bệnh đau mắt đỏ. Những người này thường rất khó xác định chính xác nguyên nhân bệnh. Đặc điểm khi nhiễm bệnh không khác lắm với 2 nguyên nhân trên, nhưng người bệnh này không lây cho người lành.
Triệu chứng khi bị đau mắt đỏ
Khi bị bệnh đau mắt đỏ, người bệnh sẽ dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu mắc bệnh.
- Mắt đau ngứa, rát, cảm giác cộm rất khó chịu. Khi soi gương sẽ thấy phần lòng trắng bị đỏ ửng, nhìn thấy cả tia máu.
- Chảy nước mắt kèm cảm giác nóng rát khó chịu. Nước mắt kèm ghèn, gỉ mắt có màu xanh vàng, liên tục chảy ra từ mắt, nhất là vào buổi sáng.
- Thị lực giảm, nhạy cảm với ánh sáng, đôi khi có thể bị nổi hạch ở ngay trước tai.
- Một số người bệnh có tình trạng mệt mỏi, người sốt nhẹ. Đề kháng suy yếu nên có thể kèm theo nhiều bệnh hô hấp như viêm họng, đau họng khi nuốt nước bọt…
Cách điều trị đau mắt đỏ
Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Lưu ý khi bị bệnh đau mắt đỏ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách. Không tự ý sử dụng thuốc chưa có chỉ định của bác sĩ. Không xông mắt bằng các loại lá hay nhỏ mắt bằng nước ép lá, thuốc… Điều này chỉ khiến tình trạng bệnh nặng và diễn biến nguy hiểm hơn.
Nên dùng thuốc điều trị theo đơn bác sĩ mắt kê. Tuân thủ thời gian, liều lượng, số lần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh nên lưu ý cách nhỏ thuốc nhỏ mắt để không lây bệnh từ mắt lành và mắt bị viêm. Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh, nên sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như đũa, bát, chén, cốc… Hạn chế nguy cơ lây bệnh cho người thân của mình.
Cải thiện sức khỏe từ bên trong
Để quá trình điều trị bệnh hiệu quả nhanh, bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cũng cần kết hợp với các phương pháp bồi bổ sức khỏe từ bên trong. Ví dụ như ăn uống đủ chất dinh dưỡng kết hợp chất xơ, đạm cùng các chất tăng cường đề kháng. Nên đeo khẩu trang y tế để tránh lây nhiễm cho người khác.
Người bệnh cũng nên ngủ đủ giấc, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và điện thoại máy tính. Nên để mắt được nghỉ ngơi, nếu ra ngoài nên đeo kính chắn gió, bụi. Thời gian bị bệnh không nên đi bơi, không dịu mắt thường xuyên vì có thể làm tổn thương giác mạc.
Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng chúng mang đến nhiều bất tiện, đau đớn cho người bệnh. Do vậy, trong những mùa vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi, chúng ta nên chủ động phòng tránh. Một số biện pháp hiệu quả như:
- Duy trì thói quen vệ sinh cá nhân và mắt thật sạch sẽ, nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0.9% hàng ngày.
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi đụng chạm vào đồ dùng công cộng hoặc nguy cơ tiếp xúc với người bệnh.
- Tránh để nước bẩn, hóa chất, dầu gội, sữa rửa mặt, sữa tắm… dính vào mắt.
- Chọn tắm ở những bể bơi sạch, đảm bảo chất lượng nước. Ưu tiên sử dụng kính bơi khi bơi lội và cần vệ sinh mắt sau khi bơi.
Trên đây là những thông tin về bệnh đau mắt đỏ. Mong rằng những thông tin này giúp bạn hiểu hơn và nắm được cách phòng tránh căn bệnh đau đớn này. Ngoài ra, đừng quên tham khảo những bài viết về sức khỏe dưới đây: