Đắk Lắk thoát nghèo từ chính sách giảm nghèo

0
1206

Cungreview.com– Tỉnh Đắk Lắk thoát nghèo từ chính sách giảm nghèo, việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp chính sách giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là giúp người dân giảm nghèo theo hướng bền vững. 

Để thực hiện được mục tiêu này, Đắk Lắk tập trung thực hiện kịp thời các chính sách giảm nghèo. Phối hợp, lồng ghép hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với các chính sách khác liên quan trên địa bàn. Khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ phát triển cho các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn. Thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, nâng cao đời sống đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách lao động, an toàn lao động và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Đẩy mạnh các hình thức huy động nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp, dân cư để thực hiện mục tiêu giảm nghèo; tập trung ưu tiên nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo tại các địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả. Tăng cường tuyên truyền về công tác giảm nghèo nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ và người dân, đặc biệt là người nghèo.

Đắk Lắk thoát nghèo từ chính sách giảm nghèo

Nhằm đảm bảo thực hiện công tác giảm nghèo có hiệu quả, tỉnh đã xây dựng các giải pháp phù hợp, tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong năm 2018

Tính đến đầu năm 2018 tỉnh Đắk Lắk có tổng số hộ dân là 435.688 hộ còn 66.596 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 15,37% giảm 2,59% (17,83% xuống còn 15,24%) so với năm 2017. Số hộ cận nghèo 42.704 hộ, chiếm tỷ lệ 9,8% có đến 57.296 hộ nghèo về thu nhập, còn lại là các hộ nghèo về thiếu hụt các dịch vụ xã hội. Khó khăn về nhà ở đã được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng kinh phí trên 1,96 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 vẫn còn không ít thách thức cho các địa phương trong thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững.

Kết quả, đến nay có 80/152 xã tương đương 59,2% đạt tiêu chí số 10 về thu nhập. Tăng 6 xã so với năm 2017. Có 142/152 xã tương đương 93,4% đạt tiêu chí số 12 về lao động có việc làm tăng 19 xã so với cuối năm 2017. Có 90/152 xã tương đương 59,2% đạt tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất giảm 5 xã so với 2017 do một số HTX không thực hiện được liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững. Có 52/152 xã tương đương 34,2% đạt tiêu chí số 11 về hộ nghèo.

Là hộ nghèo của thôn Xuân Hà 2, xã Ea Đăh, huyện Krông Năng, chị Đinh Thị Vân là phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ từ tỉnh khác vào lập nghiệp ở Đắk Lắk phải tá túc nhà người thân, được chính quyền quan tâm hỗ trợ theo Chương trình 135 của Chính phủ đã có cuộc sống ổn định, thoát khỏi cảnh đói nghèo, chị Vân cho biết: “Phụ nữ một mình nuôi con vất vả, kiếm ăn từng ngày. Nhờ chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ tiền để xây nhà ở theo chương trình 135 của Chính phủ, tôi có nhà cuộc sống ổn định, đời sống dần cải thiện, con trai lớn cưới vợ, giờ gia đình tôi có 2 ha đất trồng cà phê xen canh tiêu và cây ăn quả 2 năm nữa mới thu hoạch. Dù chưa có thu nhập nhưng chúng tôi đã thoát nghèo, khoảng 2 năm nữa có thu nhập thì cuộc sống sẽ khá hơn”. Ông Đinh Hồng Vân, trưởng thôn Xuân Hà 2, xã Ea Đăh cho biết: Trong thôn có hơn 150 hộ nhưng bà con được nhà nước quan tâm, người dân chịu khó làm ăn, đời sống ngày càng ổn định mọi người đều phấn khởi.

Câu chuyện lập nghiệp của vợ chồng ông Trần Văn Thượng (SN 1970) và bà Phan Thị Lý (SN 1971) ở đội 3, buôn Tu, xã Dur Kmăn, huyện Krông Ana thoát nghèo từ nuôi dê cũng là ví dụ điển hình về ý chí tự lực tự cường của người dân vươn lên thoát nghèo ở Đắk Lắk.

Hỗ trợ khuyến nông, lâm và phát triển thủy sản: Đã có 195 người nghèo được tập huấn hướng dẫn cách làm ăn với kinh phí 41,2 triệu đồng; 103 hộ nghèo được tham gia mô hình trình diễn, kinh phí 336 triệu; phổ biến các quy định về lĩnh vực thủy sản cho 50 lượt người (trong đó có 15 người nghèo tham gia). Tổ chức 5 lớp tập huấn kĩ thuật nuôi cá đặc sản cho 180 lượt người tham gia, trong đó có một số hộ nghèo tham dự, thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản thuộc các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao duy trì được sinh kế ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn của các huyện Ea Súp, Ea Kar và Lắk.

Toàn tỉnh đã hỗ trợ học nghề với nguồn kinh phí trong năm gần 11,8 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Trung ương 7,5 tỷ đồng, địa phương 4,3 tỷ đồng. Đã triển khai cho các đơn vị đăng kí mở lớp đào tạo nghề cho 3.475 lao động nông thôn, trong đó có khoảng 250 người thuộc hộ nghèo.

Hỗ trợ về y tế: Cấp, gia hạn thể bảo hiểm y tế cho 916.271 thẻ bảo hiểm y tế cho người ngèo, cận nghèo và các đối tượng khác được ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ đóng với số tiền 361.812 triệu đồng. Số người nghèo, cận nghèo và các đối tượng khác được khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế là 604.888 lượt người với số tiền trên 200 tỷ đồng.

Hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg: Năm 2018 toàn tỉnh hỗ trợ cho 2.605 hộ nghèo ở khu vực nông thôn với kinh phí hơn 92,8 tỷ đồng. Tính đến nay, đã triển khai xây dựng 404 căn nhà, đạt 15,51%. Các địa phương đang tiếp tục tuyên truyền cho các hộ nghèo thuộc đối tượng hỗ trợ vận động hỗ trợ gia đình, dòng họ; huy động từ quỹ vì người nghèo và các nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hộ để tiếp tục triển khai xây dựng 2.201 căn nhà cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa rồi.

Trong 7 tháng đầu năm 2018, các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và đơn vị có liên quan đã rất quyết tâm, nỗ lực trong việc triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo nói chung và Chương trình mục tiêu Quốc Gia Giảm nghèo bền vững nói riêng nhằm hoàn thành kế hoạch năm 2018.