Thảm án làng Vũ Đại và lá bùa bí ẩn hình con rắn

0
1803

Sau vụ thảm án làng Vũ Đại, người ta phát hiện trong ba lô của hung thủ một lá bùa vẽ hình con rắn đang há miệng, thè lưỡi, nhìn rất quái dị. Cùng xem những bí ẩn mà phóng sự khám phá đã tìm ra nhé!

Ký ức hãi hùng

Con đường về làng Đại Hoàng rộng thênh thang. Nhà cụ Bá Kiến, biểu tượng của sự giàu có, xa hoa và tàn ác, giờ nhỏ xíu, lọt thỏm trong vườn chuối, cỏ mọc lút gối. Ngôi nhà ấy giờ chỉ bằng gian bếp của người nông dân làng Đại Hoàng.

Con ngõ nhỏ ngoắt ngoéo, cỏ mọc rậm rạp, xuyên qua những mảnh vườn nhỏ, cây cối um tùm dẫn đến ngôi nhà từng xảy ra thảm án năm xưa.

Thảm án làng Vũ Đại và lá bùa bí ẩn hình con rắn

Những người chỉ đường bảo ngôi nhà ấy bỏ hoang, người thì bảo thi thoảng có người ở. Dân làng không nắm rõ, vì 30 năm nay, từ khi thảm án xảy ra, chẳng mấy ai dám đặt chân đến con ngõ ấy, chứ đừng nói đến chuyện vào ngôi nhà lúp xúp, giữa mảnh vườn hoang để xem có ai đến ở hay không. Nhiều lắm những lời đồn kỳ quái, ma rợn, bùa ngải liên quan đến mảnh đất u ám, đau thương đó.

Ngôi nhà gỗ lim cổ khá nhỏ, mái ngói, cửa khép hờ. Vườn lơ thơ cây cối. Mảnh sân nhỏ sạch sẽ, gọn gàng. Chúng tôi gọi cửa, hai người đàn ông lồm cồm bò dậy. Cụ ông gầy còm, tóc bạc như cước nằm một giường, con trai cụ nằm một giường. Căn nhà nhỏ, nhưng trống hoác, vì chẳng có vật dụng gì đáng giá. Chỉ có 3 cái ghế, nên người đứng, người ngồi. Dường như, lâu lắm rồi, mới có khách lạ ghé ngôi nhà này, nên hai cha con cụ Trần Đức Thạc tỏ ra ngạc nhiên.

Chúng tôi hỏi lại vụ án năm xưa, xảy ra đúng tại ngôi nhà này, cụ Thạc lần mò tìm mấy nén nhang, tay run rẩy đánh lửa xoèn xoẹt châm nhang lên cái bàn thờ trống hoác tràn ngập bát hương với những chân hương lạnh lẽo. Mái tóc bạc trắng, người cao lênh khênh, nhưng gầy còm như cây sậy trước gió, gợi cho người đối diện sự cảm nhận về một con người cả đời long đong, vất vả, và mang nặng u sầu đến tận lúc mái tóc bạc phơ.

Cụ Thạc trầm ngâm, nghĩ nhiều hơn nói. Mãi cụ mới nhả được câu, mà nước mắt thì cứ chực chảy ra. Cụ Thạc bảo: “Tôi là anh cái Hoàn. Tôi là thứ 3 trong nhà. Năm nay tôi cũng 80 rồi. Cái Hoàn nhà tôi là em út. Số nó đúng là quá khổ cháu ạ. Chồng nó là người ở làng Tảo Môn, xã Nhân Hòa.

Em gái tôi sinh năm 1946. Tuổi 30 mới lấy được chồng. Thế nhưng, nó lại lấy ngay phải thằng chồng ngỗ ngược. Tôi chỉ biết đó là một thằng ngỗ ngược, nóng tính, nhưng lý do gì nó giết em gái tôi, giết cả 2 đứa cháu của tôi, thì tôi không thể nào giải thích được. Mấy chục năm nay, hành động tàn ác của nó, sự mất mát của gia đình tôi, cứ ám ảnh tôi mãi, không sao gỡ ra khỏi đầu tôi được.

Hôm vụ án xảy ra, tôi đang ở nhà mình mãi Hải Phòng. Nhận được điện báo, tôi về ngay, nhưng về đến nơi, thì em tôi, hai cháu tôi đã được dân làng, họ hàng đào sâu chôn chặt rồi. Sau đó, tôi lại ra Hải Phòng, ngôi nhà này bỏ hoang, không ai dám ở.

Năm 2011, con trai tôi bán nhà ở Phủ Lý về đây ở, rồi đưa tôi về. Bố con tôi mời thầy cúng làm lễ cẩn thận lắm. Tôi cũng bốc bát hương thờ mấy mẹ con cái Hoàn. Sự việc cụ thể thế nào, tôi nắm cũng không rõ lắm. Tôi chỉ biết rằng, thằng Sửu chém chết cả em gái tôi và 2 đứa cháu tôi. Nó cũng tự mổ bụng mình để trả giá rồi…”.

Trong đám tang cả nhà Sửu, người bạn đồng ngũ về cùng với Sửu cũng có mặt. Người bạn ấy chỉ lắc đầu thở dài. Theo lời ông trưởng thôn Trần Văn Xuyên, vụ thảm án diễn ra làm rung động toàn miền Bắc lúc bấy giờ. “Sau đó các cơ quan pháp y và điều tra vào cuộc nhưng không tìm được manh mối gì của vụ ván nên khép lại. Động cơ của Sửu giết vợ, con và tự sát lại càng mù mờ”

Lá bùa bí ẩn

Sau đám tang 3 ngày, khi dọn dẹp đồ vật, người nhà Sửu phát hiện một cái túi nhỏ, khâu rất khéo dưới đáy balô của Sửu: Một lá bùa nhỏ bằng hai ngón tay có hình con rắn đang há miệng. “Tìm gặp hỏi lại người bạn cậu Sửu, người nhà mới biết được câu chuyện cậu Sửu với cô gái Thái kia. Người bạn ấy cũng nói Sửu đã phụ tình và bị đánh bùa. Bùa yêu hay gì đó. Cô gái đếm đến 4 cũng tương đương với 4 mạng người nhà cậu Sửu. Người nhà cậu Sửu mới tá hỏa lên nhưng muộn mất rồi” – bà Trần Thị Toản nói.

Sau này, một người đồng ngũ với Sửu hồi đóng quân ở biên giới mới kể rằng, Sửu đã bị một cô gái người dân tộc thiểu số ở Hà Giang bỏ bùa. Theo lời kể của người đồng ngũ này, thì hồi đóng quân ở Vị Xuyên, mặc dù đã có vợ con ở quê, song Sửu lại phải lòng một cô gái bản địa. Sửu giấu nhẹm chuyện đã có vợ ở quê, tính lợi dụng tình cảm như kẻ qua đường với cô gái Dao này.

Sống với cô gái như vợ chồng chừng 1 năm, thì Sửu đào ngũ. Hôm chia tay, Sửu mới nói thẳng là đã có vợ và con ở quê, không thể đến với cô được nữa. Cô gái đã cầu xin Sửu rằng, chỉ cần thi thoảng Sửu lên thăm cô là được. Tuy nhiên, Sửu đã từ chối, nói rằng đã về quê thì sẽ không gặp lại được nữa.

Cô gái khóc rống lên trong đêm tối, rồi bảo: “Nếu anh đã phụ tình em như thế, thì anh cũng sẽ chẳng được yên thân. Dù sao anh và em cũng đã có chút nghĩa vợ chồng, đêm nay em sẽ làm bữa cơm để chia tay mãi mãi”.

Nói rồi, cô gái gạt nước mắt, bắt 4 con vịt, đập chết tươi. Cô làm thịt cả 4 con vịt theo cách không bình thường. Cô dùng dao đâm nhiều nhát vào thân những con vịt tội nghiệp, rồi chặt ngang đầu, khiến óc vịt bắn tung tóe. Ăn xong bữa cơm chia tay, cô gái chạy vào rừng rồi mất hút, Sửu đuổi theo nhưng tìm mãi không thấy.

Đem chuyện này kể với người bạn đồng ngũ, người này đã có 8 năm đóng quân ở Vị Xuyên thốt lên rằng, Sửu đã bị bỏ bùa, khó mà thoát được tử nạn. Người đồng ngũ của Sửu tin rằng, 4 con vịt bị cô gái dân tộc giết ứng với 4 mạng người Sửu ra tay tước đoạt. Lá bùa giấu kín trong chiếc ba lô cùng với lời nguyền đã biến Trần Văn Sửu thành một ác thú, không kiểm soát được hành vi man rợ của mình.