Bệnh Gout: Nguyên nhân, triệu chứng và chế độ dinh dưỡng

0
678

Bệnh Gout là loại bệnh lý phổ biến, đặc biệt ở nam giới độ tuổi trung niên. Gout tương đối lành tính, có thể khống chế bằng việc thay đổi chế độ dinh dưỡng. Cùng Cungreview.com tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của bệnh này qua bài viết sau.

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout 

Di truyền 

Theo một số nghiên cứu, có đến 30% các ca mắc bệnh Gút do di truyền. Nó liên quan đến việc rối loạn chuyển hóa các chất như đường, mỡ, cholesterol, .. trong quá trình di truyền giữa các thành viên một gia đình.

Khi đó, sự tổng hợp purin nội sinh tăng đột ngột khiến axit uric theo đó cũng tăng đáng kể.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý 

Chất lượng cuộc sống đang ngày càng được nâng lên. Đi cùng đó là chế độ dinh dưỡng cải thiện hơn. Theo đó, người ta có xu hướng nạp vào người đồ ăn nhanh, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, … Tuy nhiên chính những chất này sẽ làm tăng hàm lượng axit uric trong máu. Đây là nguyên nhân phổ biện dẫn đến bệnh gout.

Ngoài ra, việc sử dụng rượu bia, chất kích thích cũng vậy. Đó là lý do bệnh này thường xuất hiện nhiều ở đàn ông trung niên.

Lười vận động, sinh hoạt không điều độ cũng tạo điều kiện cho bệnh này phát triển.

Độ tuổi

Nữ giới thời kì mãn kinh và nam giới độ tuổi từ 30-50 là giai đoạn dễ mắc guot nhất. Điều này được lý giải như sau:

– Ở phụ nữ mãn kinh sẽ xảy ra tình trạng thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Hormone sinh dục nữ đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng quá trình tổng hợp. Tuy nhiên khi phụ nữ bước vào giai đoạn này thì sự tổng hợp suy giảm đột ngột. Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh gút.

– Đối với nam giới trung niên. Ở độ tuổi này người ta thường nạp vào cơ thể quá nhiều chất đạm và không kiểm soát được bia rượu. Bên cạnh đó lại lười vận động đi nhiều. Tất cả những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi để bệnh gút phát triển.

Thừa cân, béo phì 

Ở những người thừa cân, béo phì, khả năng đào thải axit uric bị giảm đi, trong khi đó, khả năng tổng hợp axit uric lại tăng lên.

Hoặc những người mắc một số bệnh lý như rối loạn lipid, tăng glucose máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp… cũng dễ bị tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn tới bệnh gút.

2. Triệu chứng bệnh Gout 

Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính. Sau đây là các triệu chứng chính:

– Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm

Bệnh Gout: Nguyên nhân, triệu chứng và chế độ dinh dưỡng

– Cảm thấy nóng và đau nghiêm trọng ở khớp khi đụng vào

– Khớp chuyển sang màu sưng đỏ

– Cảm thấy vùng xung quanh khớp ấm lên.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Gout

Những thực phẩm nên tránh xa

– Hải sản: ngao, cua, hến, sò điệp, tôm

– Đồ uống nhiều đường: nhất là nước ngọt đóng chai, kể cả nước ngọt vì đường trong hoa quả cũng là đường.

– Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose

– Nấm men: men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.

– Nội tạng của  các con vật: lòng, dạ dày, gan, thận, não, tim…

– Thịt: các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt trâu,…

– Cá: cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…

Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh những thực phẩm giàu tinh bột chưa qua tinh chế như bánh mì trắng, cơm, bánh quy, bánh ngọt,…Tuy chúng không chứa nhiều đường hay nhiều purine nhưng chúng vừa không có dinh dưỡng vừa có thể khiến axit uric bị tăng lên.

Những thực phẩm nên bổ sung 

– Trái cây: hầu như trái cây đều tốt cho bệnh nhân nhưng để yên tâm thì không nên ăn những loại có vị ngọt mà nên chọn những loại quả có vị chua, thanh nhẹ nhàng.

– Rau củ: hầu như loại rau củ nào cũng tốt cho người bị Gout. Có thể kể đến như: khoai tây, khoai lang, cà tím, rau xanh, đậu Hà Lan,…

– Các loại thực phẩm họ đậu: chẳng hạn như đậu đỏm đậu xanh, đậu tương, đậu lăng, đậu phụ…

– Các loại hạt: Những loại ngũ cốc còn nguyên hạt như yến mạch hoặc gạo lứt hay lúa mạch

– Các sản phẩm từ sữa

– Trứng

– Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh

– Các loại thảo mộc và gia vị

– Dầu thực vật.

Hy vọng những thông tin trên bài về nguyên nhân, triệu chứng, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Gout hữu ích với người đọc.