Nhồi máu cơ tim hiện đang trở thành căn bệnh phổ biến ở Việt Nam. Hàng năm, tỷ lệ tử vong vì bệnh này liên tục tăng cao đến mức báo động. Bạn đã thực sự hiểu rõ về nó? Cùng tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây của Cungreview.com nhé.
1. Nhồi máu cơ tim là bệnh gì
Tim là cơ quan có vai trò bơm máu đi nuôi cơ thể. Nó được nuôi dưỡng từ 2 nhánh mạch máu chính là động mạch vành phải và động mạch vành trái.
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi đột ngột tắc hoàn toàn hoặc 1 phần 1 trong 2 nhánh mạch máu này hoặc cả 2 nhánh. Nếu 1 vùng cơ tim bị chết do thiếu máu, lúc này chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn như trước. Điều này gây nên các hậu quả như suy tim, sốc tim, đột tử do tim,…
2. Nguyên nhân nhồi máu cơ tim
Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh này là do xơ vữa động mạch. Nó xảy ra là do mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu. Thành phần cấu thành bao gồm cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào.
Những yếu tố dẫn tới tắc nghẽn động mạch vành bao gồm:
Tăng cholesterol
Một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có thể thúc đẩy hình thành xơ vữa động mạch vành. Nó làm tắc nghẽn động mạch bằng cách làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu.
Đồng thời làm giảm cholesterol tốt. Chất béo chuyển hóa thường được ghi trên nhãn là chất béo đã được hydro hóa hoặc hydro hóa một phần.
Tăng huyết áp
Huyết áp bình thường phụ thuộc vào từng lứa tuổi. Ở người trưởng thành là dưới 120/80 mmHg. Huyết áp càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Tăng huyết áp cao sẽ làm tổn thương động mạch. Đồng thời nó thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa.
Nồng độ Triglycerid cao
Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị nhồi máu. Triglycerid sẽ đi khắp cơ thể, tới khi được dự trữ trong các tế bào mỡ.
Tuy nhiên, một số triglycerid cũng có thể tồn đọng trong động mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa.
Đái tháo đường
Đây là tình trạng gây ra bởi lượng đường trong máu cao. Nó làm tổn thương các mạch máu và cuối cùng dẫn đến bệnh mạch vành.
Hút thuốc lá
Thuốc lá là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành. Nó có thể dẫn đến các bệnh tim mạch khác.
3. Các dấu hiệu cảnh báo
– Hồi hộp, đánh trống ngực
– Đau thắt ngực. Đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Thời gian đau kéo dài trên 20 phút.
– Khó thở. Vã mồ hôi
– Hoa mắt, chóng mặt. Buồn nôn, nôn
– Tụt huyết áp hoặc tăng huyết áp
– Kích thích, lo lắng, hoảng sợ
– Ngất xỉu. Thậm chí là đột tử.
4. Một số biện pháp điều trị
Với mức độ nguy hiểm của bệnh này cần được điều trị ngay lập tức. Vì vậy hầu hết các trường hợp đều được điều trị ở phòng cấp cứu.
Thủ thuật can thiệp mạch vành nhằm để làm thông động mạch, giúp cung cấp máu cho tim. Trong vài trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành bằng cách nối tĩnh mạch và động mạch sao cho máu lưu thông vòng quanh qua chỗ tắc.
Khi bệnh nhân nhồi máu cơ tim được đưa tới bệnh viện sớm, họ có thể được chỉ định thuốc tiêu sợi huyết. Cũng có thể can thiệp thông tim đặt stent trong mạch vành.
Cho dù điều trị bằng phương pháp nào, sau cơn nhồi máu, bệnh nhân đều được sử dụng nhiều loại thuốc hỗ trợ phục hồi sức khỏe và ngăn ngừa cơn nhồi máu tái phát.
Hy vọng những thông tin trên bài về nhồi máu cơ tim hữu ích với người đọc.