Cungreview.com– Trẻ ra mồ hôi trộm thường quấy khóc, khó chịu, ngủ không ngon và hay giật mình. Vậy các mẹ hãy lưu ngay cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ ngay dưới đây để áp dụng nhé!
Nguyên nhân trẻ bị đổ mồ hôi trộm?
Một trong những nguyên nhân trẻ bị mồ hôi trộm phổ biến đó là do hệ thần kinh thực vật của trẻ sơ sinh chưa được ổn định và đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Bị rối loạn hệ thần kinh thực vật, hệ thần kinh giao cảm cũng là nguyên nhân chính trẻ bị mồ hôi trộm.
Các bé bị sinh non, thiếu ngày, thiếu tháng, bị rối loạn tiêu hóa kéo dài khiến cơ thể bị thiếu Vitamin D nên gây ra hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ.
Việc giữ ấm cho trẻ quá mức cũng là lý do trẻ bị đổ mồ hôi trộm. Bởi rất nhiều mẹ khi con ngủ thường cuốn rất nhiều chăn vào người, rồi lại xếp gối ở 2 bên cạnh, phòng ngủ thì bịt kín, không có lỗ thông thoáng,… gây nên hiện tượng bức bí, toát mồ hôi.
Bị bệnh tim bẩm sinh có thể là tác nhân gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị đồ mồ hôi trộm
Đổ mồ hôi trộm là gì? Hiểu đơn giản, đây là tình trạng trẻ bị toát mồ hôi nhiều vào ban đêm, đặc biệt là trong giấc ngủ nên được dân gian gọi là đổ mồ hôi trộm. Tình trạng này có các biểu hiện như sau:
- Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, chủ yếu là vùng: Trán, nách, lưng, háng và bàn chân, bàn tay.
- Trẻ hay bị giật mình vào ban đêm cũng là các dấu hiệu đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.
- Triệu chứng đổ mồ hôi trộm ở bé có thể là tình trạng trẻ hay quấy khóc vào ban đêm, ngủ không ngon giấc.
- Bé hay bị tỉnh giấc, giật mình vào ban đêm.
Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ như sau:
Chữa mồ hôi trộm ở trẻ bằng tắm nắng
- Mẹ nên tắm nắng cho bé đều đặn. Ánh nắng tốt nhất cung cấp vitamin D cho trẻ là lúc trước 8 giờ sáng (thường từ 6g30 – 7h30). Vào mùa đông, thời điểm tắm nắng cho bé có thể trễ hơn, vào khoảng 9 – 10 giờ. Thời lượng tắm nắng khoảng 15 – 30 phút.
- Nên chọn nơi tắm nắng ít gió lùa để tránh nhiễm lạnh cho bé, không khí trong lành, không bị ô nhiễm.
- Khi tắm nắng, chú ý cần tránh không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt, đầu bé vì tia cực tím khá mạnh có thể khiến não, mắt bé bị tổn thương.
- Hãy để diện tích da của bé tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt. Cha mẹ nên kéo áo lên phơi để da bé hấp thu được ánh nắng tốt nhất. Ba mẹ có thể phơi lần lượt từ lưng, bụng, chân…
Giữ phòng ngủ luôn thông thoáng
Thân nhiệt của trẻ nhỏ thường cao hơn so với người lớn. Vì thế, nhiều khi người lớn cảm thấy lạnh nhưng với bé lại là bình thường. Do đó, nếu bé có biểu hiện đạp chăn ra thì cũng đừng cố chèn hoặc đắp lại cho bé. Khi đó, mẹ nên kiểm tra xem lưng và đầu bé có bị ra mồ hôi không để điều chỉnh cho phù hợp nhé. Phòng ngủ của bé nên duy trì ở mức 26-27 độ C.
Một số món ăn giúp trị mồ hôi trộm ở trẻ
Cháo trai trị mồ hôi trộm ở trẻ :
- Nguyên liệu:
– Bạn lấy 5 con trai đồng loại vừa; 30g lá dâu non; 50g gạo nếp; 50g gạo tẻ; dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ.
- Cách làm:
– Pha nước muối loãng ngâm trai, sau một tiếng vớt ra rửa sạch, cho vào nồi luộc. Nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị, dùng dầu thực vật xào cho thơm.
– Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Gạo tẻ, gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị, cháo trai sôi lại là được. Cho bé ăn 2 lần/ngày vào lúc đói, cần ăn liền trong 4-5 ngày cho bé sẽ giúp bé giảm ra mồ hôi trộm
Cháo nếp cẩm
Nguyên liệu: 1 nắm nếp cẩm nguyên cám, 1 nắm gạo tẻ, 30g hạt sen, 1 viên đường phèn nhỏ
Cách thực hiện: Để nếp được mềm, mẹ nên ngâm nếp qua đêm, sau đó vo gạo thường nấu chung với nếp cẩm đã ngâm thành cháo. Mẹ có thể cho thêm 1 viên đường phèn nhỏ vào cháo để cho con ăn không bị ngán. Đây cũng là bài thuốc được nhiều người áp dụng để chữa bệnh đổ mồ hôi trộm ở trẻ. Hơn nữa, món cháo này cũng rất thơm ngon và bổ dưỡng nên có thể cho bé ăn thường xuyên để bồi bổ cũng rất tốt.
Cháo cá quả
Nguyên liệu: 1 con cá quả, 1 nắm gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp, 1 củ cà rốt thái hạt lựu nhuyễn.
Cách thực hiện: Sau khi làm sạch cá, mẹ đem cá hấp, lấy thịt giống như cách làm cá chạch đồng. Sau đó phi hành tỏi lên, cho cá vào đảo qua cho chín. Sau đó, bắc nồi cháo và cho cà rốt bằm hạt lựu vào hầm cho nhừ, đến khi cháo chín thì cho cá quả vào nấu chung.